VỀ CÁI CHẾT CỦA SENECA: SỰ BÌNH THẢN TRONG THỜI KHẮC CUỐI CÙNG

VỀ CÁI CHẾT CỦA SENECA: SỰ BÌNH THẢN TRONG THỜI KHẮC CUỐI CÙNG

Trước kia, Seneca từng nói cái chết do thuốc độc của Socrates khiến ông ấy trở nên vĩ đại (Bức thư 13, 14). Lý do là: Cái chết của Socrates đã chứng tỏ tính kiên định trong các nguyên tắc triết học của ông và niềm tin cái chết không có gì đáng sợ. Sau đó, khi chính Seneca bị Nero ra lệnh phải tự sát vào năm 65, chúng ta có thể tin vào những ghi chép trong Biên niên sử (Annals) của Tacitus (15.63) viết rằng người Khắc Kỷ thời La Mã đã mô phỏng cái chết của ông dựa trên Socrates, ông bình tĩnh diễn thuyết về triết học với bạn bè trong khi máu vẫn chảy ra khỏi tĩnh mạch. Trong mô tả của Tacitus, chỉ một lần duy nhất, chúng ta bắt gặp một nhân vật bị chỉ trích rất nhiều mà vẫn sống theo những nguyên tắc ông ấy đã rao giảng.

Cái chết đối với những nhà Khắc kỷ

Với những nhà Khắc Kỷ, họ luôn quan niệm rằng hãy nghĩ đến cái chết mỗi ngày để chắc chắn rằng bạn có thể thanh thản đối mặt với tử thần. Một hình tượng điển hình cho sự thanh thản khi ở trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời có thể kể đến triết gia Lucius Seneca, một trong ba trụ cột của Chủ nghĩa Khắc Kỷ.

Theo Biên niên sử (Annals) của Tacitus, một âm mưu lật đổ hoàng đế Nero đã bị phát hiện. Mặc dù không có bằng chứng nào về việc Seneca có liên quan tới âm mưu đảo chính đó, mặc dù ông đã là thầy giáo của hoàng gia và là một cận thần trung thành trong suốt nhiều năm, Nero vẫn buộc Seneca phải chết để đảm bảo chắc chắn.     

Combo Sách Seneca: Những Bức Thư Đạo Đức Tập 1 + Tập 2

                Combo Sách Seneca: Những Bức Thư Đạo Đức Tập 1 + Tập 2

Cái chết của Seneca

Bức tranh “Cái chết của Seneca” (The Death of Seneca) của danh họa người Pháp Jacques-Louis David đã miêu tả lại những thời khắc cuối cùng của nhà triết học theo Chủ nghĩa Khắc Kỷ. Trong bức họa này, Seneca bình thản, từ từ nằm xuống, xung quanh là các bạn hữu và vợ của ông, Paulina đang khóc thương cho số phận đã được định đoạt.

Trong giây phút của sự sống và cái chết, ông bình tĩnh, khuyên nhủ những người bên cạnh mình bớt đau buồn cũng như khơi dậy lòng can đảm từ họ. Với Paulina, ông ôm lấy bà và bảo bà hãy lấy cuộc đời rất đáng sống của ông làm niềm an ủi. Nhưng Paulina không thể chấp nhận cuộc sống mà không có ông, và muốn được chết cùng ông.

Nhưng Seneca và vợ của mình tự sát nhưng không thành, ông quyết định sử dụng một liều thuốc độc để tự vẫn giống như cái chết của triết gia Socrates. Trước kia, Seneca từng nói cái chết do thuốc độc của Socrates là điều khiến ông ấy trở nên vĩ đại. Lý do cho việc này chính là cái chết của Socrates đã chứng tỏ tính kiên định trong các nguyên tắc triết học của ông và niềm tin cái chết không có gì đáng sợ.

Nhưng mong muốn được nối gót nhà triết học Socrates của Seneca đã không thực hiện được. Ông uống cốc thuốc độc nhưng nó không mang lại tác dụng. Sau hai nỗ lực bất thành, cuối cùng, ông yêu cầu người ta đặt mình vào bồn tắm nước ấm, nơi ông sẽ từ từ để máu ở các vết cắt tự sát trước đó chảy ra và đưa mình tới với cái chết một cách thanh thản nhất.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Marcus Aurelius, cũng như Chủ nghĩa Khắc Kỷ và các phương pháp sử dụng để thực hành triết học trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể tìm đọc cuốn sách "Suy tưởng" được dịch bởi Spiderum nhé.

sach-suy-tuong-marcus-aurelius

Sách Suy Tưởng - Marcus Aurelius


Đọc thêm:

Marcus Aurelius: Cuộc Sống và Triết Lý Đằng Sau Hoàng Đế La Mã

 

← Bài trước Bài sau →

Bình luận