Mức lương ngành xã hội và nhân văn

Mức lương ngành xã hội và nhân văn

Khối ngành xã hội và nhân văn hiện nay được biết đến khá phổ biến và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Học khối xã hội và nhân văn làm nghề gì và mức lương như thế nào cần cân nhắc bởi nhiều yếu tố. Đây cũng là những câu hỏi được đông đảo các bạn sinh viên quan tâm. 

Ngành xã hội và nhân văn là gì?

Xã hội nhân văn là một lĩnh vực rất rộng lớn. Nó bao gồm các môn khoa học nghiên cứu về các phương diện của con người trong thế giới. Nhân văn còn có tên gọi khác là nhân văn học được hiểu nhân có nghĩa là người, văn trong văn hóa. Do vậy, nhân văn là ngành học nghiên cứu về văn hóa của con người và sử dụng các phương pháp như lập luận, phân tích, suy đoán và có những yếu tố lịch sử. Đây cũng là điểm khác biệt so với cách tiếp cận chủ yếu dựa trên thực nghiệm của các ngành khoa học tự nhiên.

Các ngành khoa học xã hội và nhân văn có thể kể đến bao gồm: Nhân chủng học, Xã hội học, Tâm lý học xã hội, Khoa học chính trị, Kinh tế, khoa học kinh doanh và quản trị, Địa lý Kinh tế xã hội, Giáo dục - phát triển nguồn nhân lực, Lịch sử, Luật học.

Cơ hội việc làm ngành xã hội và nhân văn?

Câu hỏi mà nhiều học sinh, sinh viên thậm chí là nhiều bậc phụ huynh đặt ra là sau khi tốt nghiệp các ngành của khối xã hội và nhân văn thì sẽ làm gì và cơ hội việc làm của khối ngành này có cao không?

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM cho biết: “Nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn là 1 trong 9 ngành thu hút nhiều lao động nhất tại TP HCM trong giai đoạn 2014 - 2015 và xu hướng đến năm 2020 - 2025. Từ đây đến năm 2025, mỗi năm nhóm ngành này tuyển 8.100 người. Mức lương không hề thua kém các ngành khác”.

Thực tế, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã rất thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó có thể là những công việc phù hợp với đúng chuyên ngành đã học hoặc có thể trái ngành nhưng vẫn áp dụng những kiến thức đã được giảng dạy. Những kiến thức ấy có thể là hành trang vững chắc giúp các bạn xây dựng sự nghiệp phát triển. Có nhiều bạn học xã hội nhân văn nhưng vẫn trở thành giám đốc tại các công ty truyền thông, khách sạn nổi tiếng, có nhiều mối quan hệ ngoài xã hội,…Do đó, có thể thấy, cơ hội mở ra với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn là vô cùng lớn và do chính các bạn tạo ra, duy trì, phát triển. 

Ngoài ra, để làm được điều đó, các bạn học sinh, sinh viên bên cạnh việc học tập chăm chỉ, rèn luyện tại trường thì cũng nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa về văn hoá, xã hội để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, phục vụ cho công việc sau này tốt hơn.

Với thế mạnh là được đào tạo những kiến thức chuyên sâu, nền tảng tốt nên sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn sẽ có rất nhiều cơ hội để lựa chọn.  Đặc biệt, với xu thế việc làm tăng ngày càng mạnh hiện nay, những sinh viên năng động, kiến thức và kĩ năng vững, mạnh sẽ hoàn toàn không khó để kiếm được một công việc phù hợp và thành công.

Mức lương của một số ngành xã hội và nhân văn.

Ngành quảng cáo, marketing

Một trong các nghề trong nhóm nghề truyền thông chính là marketing. Đây là một nghề có độ “hot” cực kỳ cao những năm gần đây. Trên thương trường cạnh tranh, các doanh nghiệp tất nhiên không thể không đầu tư vào việc quảng cáo và tiếp thị để từ đó nâng tầm thương hiệu phát triển. Đây chính xác là lý do khiến nghề marketing được ưa chuộng.

Mức lương trung bình của nghề Marketing sẽ vào khoảng từ 6 triệu đến hơn 20 triệu tùy vào năng lực cũng như số kinh nghiệm của bạn.

Ngành luật sư

Đây là một nghề nghiệp cần kiến thức chuyên môn và trình độ cao. Kèm theo đó cũng cần có những tố chất đặc biệt. Luật sư thật sự là một nghề hứa hẹn đối với những bạn học khối xã hội. Mức lương trung bình sẽ là 15 – 20 triệu/tháng chưa kể đến các thu nhập cho các dự án riêng.

Ngành quan hệ công chúng (PR)

Mức lương của một người làm ngành PR thuộc top cao. Một số báo cáo thống kê nó thuộc top 5 ngành nghề có mức lương cao nhất hiện nay. Mức lương của nhân viên PR sẽ phụ thuộc 2 yếu tố: kinh nghiệm và vị trí công việc.

Theo thống kê, ở Việt Nam mức lương khởi điểm trung bình của ngành quan hệ công chúng khá cao, dao động từ 120 triệu VNĐ/ năm. Còn ở nước ngoài, mức lương trung bình đối với một người có 1 đến 3 năm xấp xỉ 25.000$/ năm. Đối với các vị trí quản lý cấp cao hơn thì mức lương trung bình xấp xỉ 140.000$/ năm.

Ngành biên phiên dịch

Có thể nói đây là một ngành nghề có sự đặc thù riêng. Thích hợp với những bạn có năng khiếu về ngoại ngữ tốt. Nghề biên phiên dịch khá tiêu tốn cực kỳ chất xám, nhưng bù lại mức thu nhập vô cùng cao. Bạn có thể lựa chọn làm ở phòng công chứng, phòng phiên dịch viên ở tổ chức quốc tế, lãnh đạo cấp cao… Mức lương vào khoảng 10 triệu đến 15 triệu/ dự án.

Ngành du lịch

Nếu là một người có thế mạnh về ngôn ngữ, cũng như có sự linh hoạt và nhạy bén. Bạn có thể lựa chọn nghề hướng dẫn viên du lịch hoặc điều hành tour, có thể làm cá nhân hoặc làm cho các tập đoàn, công ty. Một hướng dẫn viên trong tương lai có thể nhận được số lương tháng khủng. Mức lương sẽ từ 9 triệu/tháng chưa tính hoa hồng đến vài chục triệu.

Ngành xã hội học 

Xã hội học là một ngành có khá nhiều triển vọng nghề nghiệp, kéo dài đa dạng từ các công việc không yêu cầu di chuyển nhiều đến các lĩnh vực đòi hỏi sự năng động cao. Bạn có thể làm việc trong các môi trường như cơ quan Nhà Nước, các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc sức khỏe; các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn kinh doanh; trường học,...

Đối với sinh viên mới ra trường và không có nhiều kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp hay tổ chức xã hội, bạn sẽ đạt được mức lương trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Đối với những ai đã có kinh nghiệm tương đối trong ngành Xã hội học, tùy vào năng lực phát triển và vị trí làm việc mà sẽ có mức lương dao động từ 8 - 10 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn.

Như vậy, có thế thấy, mức lương cao hay không hầu hết đều phụ thuộc vào năng lực và đóng góp của bạn đối với công việc. Nếu bạn làm tốt, có năng lực tốt, mức lương sẽ tương đối lớn phù hợp với công sức bạn bỏ ra. Ngoài ra, nếu bạn còn thiếu kinh nghiệm, cần học hỏi thêm để phát triển thì mức lương cũng sẽ được trả đúng với sức lao động của bạn.

Chính vì vậy, để có một mức lương tốt, bạn cần trau dồi cả kiến thức lẫn kĩ năng cùng một thái độ cầu thị và cống hiến hết mình. Tin rằng, nếu bạn cố gắng, nỗ lực, bạn sẽ nhận được những thành quả xứng đáng.

Cùng tìm hiểu thêm về ngành này trong cuốn sách "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì" ở dưới nhé. Cuốn sách là tập hợp 19 bài viết chứa đựng những chia sẻ giản dị và gần gũi của tác giả - những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến ngành Xã Hội Nhân Văn: nhà báo; doanh nhân; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...

Sách Người trong muôn nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì?

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì?

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì? Theo định nghĩa từ tổ chức UK Research and Innovation (UKRI), khoa học xã hội (social science) là nghiên cứu về xã hội, cách thức con người cư xử và tạo ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.

Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?

Thực tế, Ngành Xã hội Nhân văn đang ngày một khẳng định vai trò của mình khi thế giới phát triển, kéo theo hàng loạt các vấn đề leo thang: xung đột văn hóa, con người rệu rã trong áp lực, khủng hoảng bản sắc cá nhân, phát sinh các vấn đề sức khỏe tinh thần,... nhu cầu thấu hiểu bản thân và các mối quan hệ ngày một nâng cao. Như vậy, ngành Xã Hội Nhân Văn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới với đa dạng các ngành nghề: nhà báo; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...

← Bài trước Bài sau →

Bình luận

Charla 02/02/2024

Pretty! Thiss has been a really wonderfhl article. Thank
you for supplying these details.

Also visiit my page - Telegra.Ph