Nhắc đến hai chữ “ngoại giao" có lẽ không ít người hình dung về hình ảnh những con người ăn mặc đẹp đẽ, lên xuống ô tô, bước vào tòa nhà tráng lệ và gặp gỡ các nhân vật tầm cỡ. Và “nhà ngoại giao" chắc hẳn là người quyền cao chức trọng trong các cơ quan Nhà nước. Vậy rốt cục, ngành ngoại giao là làm gì?
Ngành ngoại giao là gì?
Nhà ngoại giao E. Stow, tác giả cuốn “Ngoại giao thực hành” từng viết: “Ngoại giao là sự áp dụng trí tuệ và lịch thiệp vào việc tiến hành những quan hệ chính thức giữa các chính phủ các nước độc lập và đôi khi cả giữa những nước ấy với các nước chư hầu của họ”.
Nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao Vũ Dương Huân trong cuốn “Ngành Xã hội và Nhân văn có gì?” định nghĩa: “Theo nghĩa hẹp, ngoại giao là đàm phán. Còn theo nghĩa rộng, ngoại giao là hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại, là một trong các công cụ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia; song, đó là công cụ quan trọng nhất, công cụ hòa bình; dựa trên lợi ích quốc gia - dân tộc và luật pháp quốc tế.”
Hiểu một cách đơn giản, ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia.
Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình và thường gọi là bang giao hay đối ngoại… Các hiệp ước quốc tế thường được đàm phán bởi các nhà ngoại giao trước tiên để đi đến việc xác nhận chính thức bởi các chính trị gia của các nước.
Ngoài ra, về mặt xã hội, ngoại giao là việc sử dụng các tài xử trí, ứng biến để giành được sự thuận lợi, nó là một công cụ tạo ra cách diễn đạt các tuyên bố một cách không đối đầu, hay là một cách cư xử lịch thiệp, theo nghĩa này thì nó có nghĩa là xã giao.
Ngành ngoại giao thi khối gì học ở đâu?
Nhắc đến cơ sở đào tạo chuyên ngành ngoại giao, chắc chắn không thể không kể đến Học viện Ngoại giao hay còn gọi là Học viên Quan hệ Quốc tế - ngôi trường đại học đầu tiên và duy nhất của Việt Nam đào tạo cử nhân chuyên ngành ngoại giao. Theo đó, các khối thi vào Học viện Ngoại Giao sẽ bao gồm:
- Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học)
- Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
- Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
- Khối D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh)
- Khối D03 (Văn, Toán, Tiếng Pháp)
- Khối D04 (Văn, Toán, Tiếng Trung)
- Khối D06 (Văn, Toán, Tiếng Nhật)
- Khối D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)
Ngành ngoại giao làm gì?
Hiện nay, ngành ngoại giao đang trở thành xu hướng chọn lựa của giới trẻ. Trong hệ thống ngành nghề, nghề ngoại giao được cho là một nghề thời thượng.
Tham gia vào ngành ngoại giao, bạn có thể trở thành nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán công tác tại nước ngoài, hoặc làm công tác nghiên cứu, chuyên môn trong các cục, vụ như Vụ Tổng hợp đối ngoại, các Vụ khu vực, Vụ Tổng hợp kinh tế, Vụ Phụ trách về các tổ chức quốc tế…
Mức lương của nghề ngoại giao?
Thu nhập của nghề ngoại giao được xem là hấp dẫn với nhiều mức khác nhau. Theo vietnammoi.vn, mức thu nhập từ 7 -15 triệu đồng/tháng chiếm 63,3%, từ 7 – 10 triệu đồng/tháng là 33,3%, từ 10 – 15 triệu đồng/tháng là 30%. Ngoài ra, mức thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/tháng là 7,5%. Còn mức trên 20 triệu đồng là 8,9%. Tùy vào từng ngành, trình độ của bạn, quy mô của doanh nghiệp tuyển dụng mà bạn nhận được những mức lương khởi điểm khác nhau.
Đây là một tỉ lệ khá cao vì nhìn vào khung mức lương có thể đánh giá việc làm đó có ổn hay không. Tất nhiên, một số người có mức thu nhập từ trên 15 triệu trở lên thường làm ở vị trí như trợ lý giám đốc hoặc tương đương vì họ có khả năng, tố chất và trình độ.
Như vậy, có thể thấy, ngoại giao là một trong những ngành “xịn" nhất hiện nay được nhiều bạn trẻ quan tâm và mong muốn theo đuổi. Với mức lương cao cùng hình ảnh xuất hiện chỉn chu, bóng bẩy, những bạn yêu thích và đam mê ngành này cần xác định lộ trình học tập và phát triển rõ ràng để gặt hái được những thành công trong tương lai.
Cùng tìm hiểu thêm về ngành này trong cuốn sách "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì" tại đây nhé. Cuốn sách là tập hợp 19 bài viết chứa đựng những chia sẻ giản dị và gần gũi của tác giả - những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến ngành Xã Hội Nhân Văn: nhà báo; doanh nhân; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...
Sách Người trong muôn nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì?
Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì?
Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì? Theo định nghĩa từ tổ chức UK Research and Innovation (UKRI), khoa học xã hội (social science) là nghiên cứu về xã hội, cách thức con người cư xử và tạo ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.
Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?
Thực tế, Ngành Xã hội Nhân văn đang ngày một khẳng định vai trò của mình khi thế giới phát triển, kéo theo hàng loạt các vấn đề leo thang: xung đột văn hóa, con người rệu rã trong áp lực, khủng hoảng bản sắc cá nhân, phát sinh các vấn đề sức khỏe tinh thần,... nhu cầu thấu hiểu bản thân và các mối quan hệ ngày một nâng cao. Như vậy, ngành Xã Hội Nhân Văn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới với đa dạng các ngành nghề: nhà báo; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...
Viết bình luận
Bình luận
Kay 30/05/2024
utilizing? I've loaded your blog iin 3 completely different weeb browsers and I must
say this blog loads a lot faster hen most.
Can you suggest a good hosting provider at a fair price?
Kudos, I appreciate it!
Here is my homepage: Antonia
Marla 28/12/2023
Regards
Feel free to ssurf tto my web blog; Caleb