Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có gì?

Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có gì?

Với danh xưng là “ngành công nghiệp không khói", quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành luôn là một ngành xã hội nhân văn thu hút đông đảo các bạn trẻ quan tâm và theo học. Đặc biệt, trong bối cảnh kích cầu du lịch sau đại dịch, ngành này đang trở nên “hot" hơn bao giờ hết. Vậy ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thực chất là gì? Cơ hội nghề nghiệp và thu nhập của ngành này ra sao?

Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Tourism and Hospitality Management) là ngành học bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch, nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch…

Theo học ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành sinh viên sẽ được tiếp thu những kiến thức phong phú về văn hóa, đời sống, lịch sử. Được làm việc trong môi trường năng động nhưng cũng đầy thử thách. 

Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học khối gì?

Ngành du lịch có rất nhiều sự lựa chọn khối thi. Thí sinh có thể lựa chọn hầu hết các khối như: A, A1, C, D1... khi đăng ký xét tuyển ngành du lịch tại các trường đại học. Dưới đây là một số khối ngành bạn có thể tham khảo:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa.
  • Khối A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh.
  • Khối C00: Văn, Sử, Địa.
  • Khối C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học.
  • Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • Khối D07: Toán, Hóa, Anh.
  • Khối D10: Toán, Địa lí, Tiếng Anh.
  • Khối D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh.
  • Khối D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh.
  • Khối D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh.
  • Khối D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức.
  • Khối D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật.
  • Khối D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp.
  • Khối D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh.
  • Khối D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh.

Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học trường nào?

Hiện tại, trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Các bạn có thể tham khảo một số trường như sau:

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Đây là một trong những ngôi trường có uy tín nhất đào tạo về lĩnh vực văn hóa, du lịch. Trải qua hơn 24 năm đào tạo nhân lực cho ngành du lịch của cả nước, Khoa văn hóa du lịch của trường đã trở thành địa chỉ đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cao cho trong và ngoài ngành.

Trường Đại học Hà Nội

Là ngôi trường uy tín tại Hà Nội đào tạo ngành du lịch với hai khung chương trình đào tạo: Đại học chính quy xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi THPT theo khối D01 và Đào tạo quốc tế xét tuyển dựa trên học bạ cấp 3, liên kết với trường Đại học IMC tại nước Áo. Vì chỉ tiêu tuyển sinh của ngành Quản trị du lịch và lữ hành chính quy hàng năm khá thấp, do đó điểm xét tuyển thường rất cao. Trường tuyển sinh theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kì thi THPT quốc gia theo khối D01 và xét học bạ.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Khoa Du Lịch và Khách Sạn của Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân , là một trong những cơ sở đầu tiên đào tạo về Quản lý kinh tế và Kinh doanh Du lịch tại Việt Nam. Khoa được Tổng Cục Du Lịch ủy quyền đào tạo về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch.

Trường Đại học Thương mại

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, từ tên gọi Khoa Ăn uống công cộng nay đã trở thành Khoa Khách sạn – Du lịch và đào tạo hơn 8000 sinh viên, học viên chứng chỉ cung cấp nguồn lực dồi dào cho các lĩnh vực du lịch, kinh tế.

Viện Đại học Mở Hà Nội

Khoa du lịch Viện Đại học Mở Hà Nội là một trong những địa chỉ hàng đầu đào tạo ngành du lịch của cả nước. Với hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo cư nhân du lịch, khoa du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội nằm trong Top khoa Du lịch được thành lập đầu tiên trên cả nước.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn -TP.HCM

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ngôi trường đào tạo bộ môn Du lịch uy tín nhất hiện nay. Bộ môn du lịch đã chính thức đào tạo cử nhân du lịch, đồng thời được Tổng cục Du lịch Việt Nam ủy nhiệm đào tạo nghiệp vụ hướng dẫn du lịch dành cho các đối tượng có nhu cầu xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Đại Học Huế

Được tách ra từ Trường Đại học Kinh tế Huế, Khoa Du lịch – Đại học Huế đã có hơn 13 năm kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành du lịch. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực này, khoa du lịch – Đại học Huế không ngừng mở rộng các mối quan hệ đào tạo, nghiên cứu với nhiều tổ chức cơ quan trong và ngoài nước thực hiện chương trình liên kết đào tạo với các trường Đại Học có uy tín quốc tế.

Đại học Đông Á ở Đà Nẵng

Để đáp ứng nhu cầu sinh viên nhập học ngày một tăng, từ tháng 8 năm 2018, Khoa Du lịch đã được tách ra từ Khoa Quản trị – Một trong những Khoa được thành lập đầu tiên của của trường Đại học Đông Á Đà Nẵng. Khoa Du lịch tại trường Đại học Đông Á tập trung đào tạo 2 chuyên ngành chính: Quản trị kinh doanh dịch vụ Du lịch và lữ hành  & Quản trị khách sạn nhà hàng.

Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành làm gì?

Hiện nay ngành quản trị du lịch và lữ hành được coi là một ngành công nghiệp giàu tiềm năng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này sau khi ra trường có thể làm ở các vị trí như: Hướng dẫn viên du lịch; Chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú; Tổ chức hội nghị – sự kiện; Quản lý, điều hành, thiết kế các tour du lịch tại các công ty trong và ngoài nước; Chuyên viên tại các Sở, ban, ngành; Nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo….  

Đặc biệt, bạn còn có thể khẳng định khả năng của bản thân khi tự chủ mô hình kinh doanh độc lập. Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch – lữ hành của riêng mình là một trong những xu hướng được nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, mỗi năm ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên học chuyên ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm. Trong đó, có hơn 12% là sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học trở lên. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú và đa dạng cho các cử nhân chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành lương bao nhiêu?

​​Thu nhập của ngành này khá đa dạng tùy theo các vị trí và ngành kinh nghiệm khác nhau. Những bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương rơi vào khoảng 6-10 triệu đồng/ tháng. Những người ở các chức vụ cao, có nhiều kinh nghiệm sẽ có mức lương rơi vào khoảng 15-30 triệu đồng/ tháng.

Bên cạnh đó, đối với một số vị trí nhất định, bạn còn có thể nhận được tiền bo và tiền "tip" của khách hàng, như vậy thì thu nhập trong ngành này là không thể có mức báo cáo chính xác được.

Như vậy, có thể thấy, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ khách là một trong số những ngành “hot" và được các bạn trẻ quan tâm. Nhu cầu việc làm của ngành này hiện nay khá cao. Vì vậy, nếu muốn theo đuổi ngành này, bạn cần xác định lộ trình học tập và phát triển rõ ràng để gặt hái được những thành công trong tương lai.

Cùng tìm hiểu thêm về ngành này trong cuốn sách "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì" ở dưới nhé. Cuốn sách là tập hợp 19 bài viết chứa đựng những chia sẻ giản dị và gần gũi của tác giả - những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến ngành Xã Hội Nhân Văn: nhà báo; doanh nhân; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...

Sách Người trong muôn nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì?

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì?

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì? Theo định nghĩa từ tổ chức UK Research and Innovation (UKRI), khoa học xã hội (social science) là nghiên cứu về xã hội, cách thức con người cư xử và tạo ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.

Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?

Thực tế, Ngành Xã hội Nhân văn đang ngày một khẳng định vai trò của mình khi thế giới phát triển, kéo theo hàng loạt các vấn đề leo thang: xung đột văn hóa, con người rệu rã trong áp lực, khủng hoảng bản sắc cá nhân, phát sinh các vấn đề sức khỏe tinh thần,... nhu cầu thấu hiểu bản thân và các mối quan hệ ngày một nâng cao. Như vậy, ngành Xã Hội Nhân Văn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới với đa dạng các ngành nghề: nhà báo; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...

← Bài trước Bài sau →

Bình luận