SENECA: NHỮNG BỨC THƯ ĐẠO ĐỨC - 124 BÀI HỌC GIÁ TRỊ CHO CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY

SENECA: NHỮNG BỨC THƯ ĐẠO ĐỨC - 124 BÀI HỌC GIÁ TRỊ CHO CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY

Đọc Seneca không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.

Seneca - Những bức thư đạo đức 

Seneca - Những bức bức thư đạo đức là tác phẩm triết học về Chủ nghĩa Khắc kỷ được viết dưới dạng những bức thư do Lucius Seneca gửi cho người bạn thân của mình là Lucilius. Đọc Seneca không chỉ về triết học, mà còn về trải nghiệm nghệ thuật, khi những bài học, triết lý quan trọng được phản ánh qua những hình ảnh quen thuộc, bình dị và đời thường, thể hiện cái tinh tế trong quan sát của một thiên tài với sự từng trải của cuộc đời.

Một ưu điểm khác biệt của dạng tiểu thuyết bằng thư là kết thúc mở. Hầu như mọi điều trong cuộc sống của người La Mã đều liên quan đến đạo đức, và ngay cả những chủ đề đã được giới thiệu cũng có thể phát triển thêm hoặc đi theo một hướng khác. Không có lý do rõ ràng tại sao một trình tự như vậy cần có kết thúc. Ở mức độ nào đó, hình thức viết thư cũng có thể được thay đổi, mà về cơ bản không làm thay đổi tính chất của việc trao đổi qua lại. Thực hành ban đầu về việc đưa ra các châm ngôn cho việc suy tư hàng ngày đã bị loại bỏ ở phần đầu các bức thư kế tiếp, cho phép đa dạng hóa phần kết của các bức thư. 

Những bức thư dài hơn và đòi hỏi suy tưởng nhiều hơn bắt đầu xuất hiện; và một vài cuộc thảo luận được phát triển nhiều hơn theo cách thức luận thuyết triết học, với các vấn đề được nêu ra rõ ràng cùng các luận đề, phản luận đề, bảo vệ những lập trường khác nhau. Tuy nhiên, Seneca rất cẩn thận duy trì phương thức thực hành của mình trong việc đưa vào một số bức thư rất ngắn và một số bức thư xử lý các khía cạnh thú vị và đầy màu sắc hơn của cuộc sống La Mã. Ông rất nghiêm túc về các vấn đề triết học, nhưng các bức thư không bao giờ trở thành một luận thuyết triết học khác.

 

Combo Sách Seneca: Những Bức Thư Đạo Đức Tập 1 + Tập 2

Về Seneca 

Lucius Annaeus Seneca (4 TCN - 65) là một triết gia người La Mã thuộc trường phái Triết học Khắc kỷ và là chính khách, nhà biên kịch, nghệ sĩ hài đương thời, ông là một tên tuổi lớn trong thời kì Bạc của văn học La Mã.

Seneca quan tâm đến việc áp dụng các nguyên tắc đạo đức Khắc Kỷ vào cuộc sống của mình và của những người khác giống ông. Câu hỏi chi phối các tác phẩm triết học của ông là:

Làm thế nào một cá nhân có thể đạt được cuộc sống tốt đẹp

Lucius Seneca viết rất nhiều về Chủ nghĩa Khắc kỷ, nhưng tác phẩm làm nên tên tuổi ông chính là  "124 BỨC THƯ VỀ ĐẠO ĐỨC GỬI LUCILIUS" (Moral letters from Seneca to Lucilius) - một trong bộ ba cuốn sách nền tảng của Stoicism.

Seneca những bức thư đạo đức là tuyển tập 124 bức thư nói về những khía cạnh đạo đức thực hành được lấy trực tiếp từ trải nghiệm cá nhân của Seneca cũng như người bạn của ông - Lucilius. Đó là những thói quen hàng ngày của Seneca, những chuyến đi về vùng thôn quê, những câu chuyện với người vợ.. 

Ông viết kỹ càng về đủ thứ mình gặp: hát đêm trên đầm phá ven biển Baiae, lời qua tiếng lại trong nhà tắm công cộng, thuyền thư cập cảng, rồi cả việc trồng cấy cây non. Những trải nghiệm thực tế phong phú cùng tính chất thân mật, tâm tình của thư cá nhân khiến người đọc cảm thấy như được hóa thân làm một người bạn của Seneca, cùng trải nghiệm và chiêm nghiệm cuộc sống. Bản tiếng anh của cuốn sách - “Letters from a Stoic” đứng thứ 2 trong top những cuốn sách hay nhất về Chủ nghĩa Khắc kỷ trên nền tảng đánh giá sách uy tín Goodreads. 

Chủ nghĩa Khắc kỷ là gì?

Là một trong những trường phái triết học xuất hiện sớm nhất và có sức ảnh hưởng nhất trên thế giới, Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) khởi sinh từ những tác phẩm và lời dạy của ba nhà triết học là Zeno xứ Citium (335 - 263 TCN), Cleanthes (331 - 232 TCN)Chrysippus (khoảng 280 - 207 TCN). Khắc Kỷ đã trở thành trào lưu triết học quan trọng của thế giới Hy Lạp - La Mã, định hình sự phát triển tư tưởng trong Kỷ nguyên Kitô. Các nhà tư tưởng La Mã đã nối tiếp sự nghiệp, và Chủ nghĩa Khắc Kỷ trở thành tín ngưỡng bán chính thức của giới chính trị và văn học La Mã. Các nhà Khắc Kỷ La Mã như Seneca, Epictetus (giữa thế kỷ thứ nhất đến đầu thế kỷ thứ hai), Musonius Rufus (khoảng 30 - khoảng 102 TCN), và hoàng đế Marcus Aurelius (121 - 180) đã sáng tác các tác phẩm Khắc Kỷ của riêng mình.

Quan điểm của Chủ nghĩa Khắc kỷ cho rằng, sở dĩ ta đau khổ là vì ta đã chọn sai cách trong việc nhận định các vấn đề. Và để tiến tới hạnh phúc, chúng ta cần sống hòa hợp với bản chất của bản thân và thế giới xung quanh. Đạo đức học Khắc Kỷ bắt đầu từ quan niệm về giá trị vô biên của năng lực lý trí trong mỗi con người. Các nhà Khắc Kỷ La Mã hiểu rằng năng lực này thiết thực và đạo đức. Họ cho rằng loài người đều bình đẳng về giá trị nhờ sở hữu năng lực quý giá để lựa chọn và định hướng cuộc đời của mình. Các nhà Khắc kỷ rất nghiêm túc về sự bình đẳng (giữa người với người): họ thúc đẩy giáo dục bình đẳng cho cả nô lệ và phụ nữ. Bản thân Epictetus trước đây cũng từng là nô lệ.

Chủ nghĩa Khắc kỷ được khai sinh với sứ mệnh trui rèn bản lĩnh và tinh thần của con người trước những áp lực và khổ đau trong cuộc sống. Stoicism khái quát 4 phẩm cách mà con người nên tuân theo trong mọi hoàn cảnh: trí tuệ (wisdom), chính trực (integrity), công bằng (justice), và can đảm (courage). Đây sẽ là 4 phẩm cách mà bạn phải đối chiếu, khi tìm lý do cho mỗi hành động của mình.

Andy Luong và cái duyên với Chủ nghĩa khắc kỷ

Nếu bạn là một độc giả thường xuyên của Spiderum, chắc hẳn bạn đã quen với hình ảnh Andy Luong—một chàng trai trẻ cần mẫn, hết mình với việc đọc, dịch và viết về triết học thực hành, đặc biệt là Chủ nghĩa Khắc kỷ. Seneca: Những bức thư đạo đức do anh là người đầu tiên chia sẻ tới cộng đồng bạn đọc ở Spiderum.

Là một giảng viên, tiến sĩ Kinh tế hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại đại học Queen's University Belfast, Bắc Ailen, nhưng trong một bài phỏng vấn của Humans of Spiderum với Andy Luong, anh Andy Luong chia sẻ rằng: “Thật ra mình cũng lười lắm. Mọi người đừng miêu tả mình cao siêu quá... Bản thân mình không phải là một người thông minh hay xuất sắc gì cả nên mình có thói quen học bằng cách đọc đi đọc lại những cuốn sách mình thấy hay. Mình cứ đọc xoay vòng, ba cuốn nền tảng của Stoicism, mỗi ngày đọc 10-15' vào buổi sáng.”

Cái duyên của Andy Luong với Chủ nghĩa Khắc kỷ (Stoicism) bắt đầu từ khi anh đi du học, tiếp cận với nền văn hóa Phương Tây với quá nhiều mâu thuẫn so với nền văn hóa Á Đông khiến anh rơi vào khủng hoảng trong một thời gian dài. Trong thời đại của toàn cầu hóa, của công nghệ thông tin, của những phát triển vượt bậc khiến đời sống được đảm bảo hơn rất nhiều, con người lại thấy chênh vênh hơn, lo lắng hơn, và hiếm ai tìm được sự bình yên từ bên trong tâm hồn. Chính vì lí do đó, tư tưởng chủ đạo của Chủ nghĩa Khắc kỷ là “tìm kiếm sự bình thản trong tâm trí” (The Tranquility of Mind) đã thu hút anh.

Theo Andy Luong, 5 năm "luyện" Stoicism đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của anh, theo chiều hướng tốt đẹp hơn rất nhiều. Trong phần lời nói đầu của cuốn sách Seneca: Những bức thư đạo đức, có rất nhiều thay đổi đã xảy ra trong tâm trí "tôi" (dịch giả Andy Luong) ở từng khía cạnh:

“Stoicism khiến tôi nhận thức được rõ ràng hơn sự thay đổi trong cảm xúc của bản thân, (có lẽ) là bước đầu tiên để tiến đến làm chủ cảm xúc. Để mỗi khi cảm thấy tâm trạng thay đổi trước bất cứ thứ gì, ngay lập tức câu hỏi: "Mình có thể kiểm soát được nó không?" hiện lên trong đầu tôi. Nếu câu trả lời là không, tôi sẽ tự nhắc bản thân quên ngay nó đi và chỉ tập trung vào những thứ mình kiểm soát được.

Stoicism giúp tôi làm chủ hoàn cảnh tốt hơn... Giống những gì Epictetus đã nói: “Đối mặt với cuộc đời như tham gia bàn tiệc vậy. Món gì chưa đến với bạn, bình tĩnh chờ nó. Món gì đi rồi, chấp nhận bỏ qua và đừng cố với lại. Món gì đến với bạn, gắp lấy phần của mình và hạnh phúc với nó. Làm như vậy với mọi thứ, với anh em, bạn bè, người yêu, vợ chồng, con cái, và bạn sẽ có được sự thanh thản trong tâm hồn.”

Stoicism khiến tôi mạnh hơn theo nghĩa đen, bằng những bài tập luyện. Thay vì chỉ đến gym cho khỏe, tôi dùng gym như cách để đối mặt với khó khăn, và mỗi ngày đều thách thức bản thân một chút so với bài tập ngày hôm trước. Hay thỉnh thoảng tôi sẽ liều mặc ít áo hơn khi trời lạnh, và sẵn sàng đối mặt với rét mướt, trong đầu giữ hình ảnh một Socrates mùa đông cũng như mùa hè không thay đổi phong cách ăn mặc…”

Là một trong những người viết đầu tiên về Chủ nghĩa Khắc kỷ trên Spiderum, qua hơn 5 năm rèn luyện và thực hành trong đời sống, tác giả Andy Luong đã quyết định dịch "Seneca: Letters on Ethics To Lucilius" – tác phẩm đã làm nên tên tuổi của Seneca và là 1 trong 3 cuốn sách nền tảng của Stoicism. Cuốn sách bao gồm 124 bức thư, chia làm 2 tập, đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng và lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt.

 

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Marcus Aurelius, cũng như Chủ nghĩa Khắc Kỷ và các phương pháp sử dụng để thực hành triết học trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể tìm đọc cuốn sách "Suy tưởng" được dịch bởi Spiderum nhé.

sach-suy-tuong-marcus-aurelius

Sách Suy Tưởng - Marcus Aurelius

 

 

Ai Nên Đọc Cuốn Sách Này?

- Những bạn trẻ đang tìm hiểu về triết học, đặc biệt là về Chủ nghĩa Khắc kỷ và phương pháp thực hành triết học trong cuộc sống thường ngày. 

- Những ai quan tâm tới văn học, lịch sử, nghệ thuật Hy Lạp - La Mã cổ đại để tìm về các tri thức trường tồn qua dòng thời gian của Seneca, Marcus Aurelius, Plato… Không chỉ chứa đựng những giá trị riêng biệt về triết học, “Seneca: Những bức thư đạo đức” còn đem lại cho độc giả nguồn kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa, chính trị về một thời kỳ vàng son của phương Tây qua những trải nghiệm thực tế của bản thân tác giả.

- Những bạn trẻ muốn trang bị cho mình một tâm thức mạnh mẽ để sẵn sàng đương đầu với thời đại biến đổi khôn cùng.

- Những ai đang gặp vấn đề với việc phát triển bản thân, các mối quan hệ, sự nghiệp, tình cảm và cần lời khuyên thực sự có ý nghĩa. Như đã nói đến ở trên, với hình thức là những bức thư ngắn gọn, dễ hiểu cùng giọng văn thân mật, tâm tình, “Seneca: Những bức thư đạo đức” sẽ như một người bạn tâm giao, tiếp thêm cho chúng ta nguồn sức mạnh to lớn để vượt qua những chông gai của cuộc sống, hướng tới sự bình thản trong tâm hồn.

 
← Bài trước Bài sau →

Bình luận