“Mọi đứa trẻ đều là một nghệ sĩ. Vấn đề là làm sao giữ được con người nghệ sĩ ấy trong suốt quá trình ta trưởng thành”
Đây là một trong những câu nói nổi tiếng của Pablo Picasso - một họa sĩ vĩ đại của thế kỷ 20, người sáng lập nên trường phái lập thể nổi tiếng trong hội họa và điêu khắc. Nếu đọc lướt qua câu nói trên, nhiều người sẽ nghĩ rằng Picasso hướng chúng ta đến con đường trở thành những người nghệ sĩ chuyên nghiệp. Nhưng thật ra, câu nói đang cổ vũ một tình yêu, một đam mê dành cho nghệ thuật. Chỉ cần bạn thích một bức tranh, yêu một câu hát hay cảm thán trước một bài thơ hay, đó cũng là những biểu hiện của một “người nghệ sĩ”. Bất cứ ai trong chúng ta, từ khi đủ khả năng nhận thức đã đều nuôi dưỡng trong mình thứ tình yêu này, và điều ta nên làm là bồi đắp và mang nó theo ta khi ta tiến lên trong cuộc sống.
Vậy tại sao ta phải làm như vậy? Nghệ thuật có chỗ đứng lớn nhường nào mà khiến cuộc sống con người phải gắn bó mật thiết với nó đến thế? 3 lý do dưới đây sẽ giải thích vai trò không thể thay thế của nghệ thuật đối với mỗi cá nhân và cả xã hội loài người.
Nghệ thuật là thứ ngôn ngữ toàn cầu
“Một bức tranh bằng cả ngàn lời nói”. Dù ở dưới hình thức nào: một đoạn phim, một tác phẩm điêu khắc, một điệu nhảy hay một bài nhạc, nghệ thuật đều truyền tải những thông điệp riêng mà đôi khi những ngôn ngữ thông thường không thể làm điều đó. Đó là một thứ “ngôn ngữ” quốc tế mà bất cứ ai từ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đều có thể cảm nhận. Hay nói cách khác, nghệ thuật có sức mạnh vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ. Bạn trưng ra một bức tranh về một loài hoa, mọi người ngay lập tức biết đó là gì. Bạn hát một bài hát mà không ai hiểu lời, nhưng tất cả vẫn đung đưa và nhún nhảy theo giai điệu. Thông điệp có thể chạm đến trái tim mà không cần dùng bất kỳ ngôn từ nào.
Như vậy, chẳng phải nghệ thuật đã kéo gần khoảng cách giữa người với người hơn đấy sao?
Nghệ thuật là phương thuốc chữa lành
Nghệ thuật đem lại cho con người niềm vui và là một cách thức tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng gây ra bởi cuộc sống bề bộn thường ngày. Rất nhiều chuyên gia từ lâu đã coi thực hành và thưởng thức nghệ thuật là một trong các phương pháp trị liệu tâm lý hiệu quả đối với bệnh nhân mắc các căn bệnh tâm lý. Thậm chí ngay cả những người khỏe mạnh bình thường cùng không quên “bỏ túi” nghệ thuật vào danh sách các phương thức chữa trị cho tâm trí, tạo ra một hệ thống “miễn dịch” tốt hơn cho tinh thần.
Nhắc đến tác dụng chữa lành này, chúng ta không thể không nghĩ tới âm nhạc. Không thể phủ nhận được rằng một bài hát tuy đơn giản nhưng lại có thể làm dịu đi tâm trí của một ai đó. Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng từng một lần đeo tai nghe và tách mình khỏi thế giới xung quanh, chìm đắm trong âm nhạc, đặc biệt là khi ta cảm thấy không ổn hay muốn nghỉ ngơi một chút. Những lời nhạc ý nghĩa và giai điệu tuyệt vời có thể được bật đi bật lại trong đầu mỗi chúng ta, ở trong những thời điểm khó khăn nhất. Âm nhạc thực sự có thể giải quyết được những mâu thuẫn trong lòng mỗi người.
Tìm hiểu sách Ngành Sáng tạo Nghệ thuật có gì?
Nghệ thuật là nền tảng của học tập
Nghệ thuật là sáng tạo, sáng tạo là công cụ thúc đẩy nhận thức và phát triển các kỹ năng cần thiết cho việc tiếp thu kiến thức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng "nghệ thuật giúp nâng cao quá trình học tập. Những cơ chế hoạt động mà chúng nuôi dưỡng, bao gồm năng lực cảm giác phức hợp, chú ý, nhận thức, cảm xúc và động cơ của chúng ta, chính là động lực đằng sau tất cả các quá trình học tập khác” (Jensen, 2001). Do đó, các học sinh, sinh viên tham gia vào nghệ thuật, dù là sáng tạo ra điều gì đó hay chỉ đơn giản là thưởng thức nghệ thuật bằng cách quan sát nó từ xa, có khuynh hướng học tập tốt hơn trong các môn học khác. Người ta phát hiện ra rằng, nghệ thuật giúp giảm lượng sinh viên bỏ học, tăng số người tham dự lớp học, phát triển tinh thần đồng đội giữa các cầu thủ, khuyến khích niềm say mê học tập, và nhiều hiệu ứng tích cực khác.
Trên đây chỉ là ba trong số vô vàn lý do cho thấy tầm quan trọng của nghệ thuật đối với cuộc sống nhân loại. Nghệ thuật được tạo ra, suy cho cùng là để hướng tới loài người và phục vụ nhiều mục đích, bao gồm cả về tinh thần và vật chất. Vì thế mối quan hệ này, dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, sẽ luôn khăng khít, bền chặt. Như Leo Tolstoy, trong bài luận “Nghệ thuật là gì?”, đã viết: “Nghệ thuật không phải là những ý tưởng cao siêu về cái đẹp hoặc đấng tối cao; nghệ thuật cũng không phải là một trò tiêu khiển để con người trút những khối năng lượng thừa trong mình … mà nghệ thuật là cách đoàn kết con người với nhau, hướng họ đến cùng những cung bậc cảm xúc, và hướng tới sự hạnh phúc của toàn nhân loại“.
Thùy Linh
Đọc thêm:
GEN Z - MỘT THẾ HỆ TRẺ ĐẦY TIỀM NĂNG VÀ CON ĐƯỜNG BƯỚC VÀO NGHỀ PRODUCER
Sáng tạo Nghệ thuật có chi? Đọc thử cuốn sách “có gì” biết ngay.
Viết bình luận
Bình luận
Andy 03/05/2024
I have absolutely no understanding of omputer programming
however I was hoping to start my own blog in the near future.
Anyway, should you have any suggestions or techniques for neew blog owners please share.
I kow this is off topic nevertheless I just had too ask.
Appreciate it!
My homepage - casinobitstarz.Webgarden.com
Larry 26/04/2024
Feel free to surf to myy site https://Penzu.com/p/c961de29
Starla 25/04/2024
songs existing at this web page iss really marvelous.
My blog post Https://Mostbetcasino.Blogspot.Com
Barney 11/03/2024
My webpage - https://61C31183e3715.site123.me
Regan 03/03/2024
Just wanted to say I love reading your blog and look
forward to all your posts! Keep up the superb work!
Feel free to visit my website; https://Telegra.ph/Na-chto-nuzhno-smotret-chtoby-vybrat-onlajn-kazino-v-kotorom-budet-komfortno-igrat-12-22
Layne 03/02/2024
There's a lot of people that I think would really
enjoy your content. Please let me know. Thanks
My web page - https://vavadacasino.Onepage.website/
Clinton 27/01/2024
You have some really great articles aand I believe I
would be a good asset. If you ever want to take some of the load off, I'd absolutely love to write some content
for your blog in exchange for a link back tto mine. Please send me an e-mail if interested.
Kudos!
Also visit myy blog post: Fanny