Khoa học xã hội và nhân văn là một trong những tổ hợp môn đã không còn xa lạ đối với các bạn học sinh, sinh viên bên cạnh các tổ hợp môn khoa học tự nhiên. Nếu khoa học tự nhiên thiên về các con số, sự logic, tính toán thì khoa học xã hội và nhân văn lại nghiên cứu chủ yếu về văn hoá, con người, giáo dục…Vậy khoa học xã hội và nhân văn thực chất được hiểu như thế nào, nó bao gồm những ngành gì và cơ hội việc làm của nó ra sao?
Ngành xã hội và nhân văn là gì?
Khoa học xã hội có một lịch sử hình thành lâu đời. Các di sản Hy Lạp và La Mã cổ là một di sản hùng mạnh và mang đầy tính biểu tượng trong lịch sử tư tưởng xã hội, vì nó thuộc các lĩnh vực khác của xã hội phương Tây. Người Hy Lạp cổ đã quyết định ban đầu nghiên cứu tất cả mọi sự vật trên nguyên tắc hợp tình và hợp lý (theo Britannica), và nếu không có điều này, rất có thể sẽ không có ngành Khoa học xã hội cho đến ngày hôm nay.
Khoa học xã hội và nhân văn là một lĩnh vực khá rộng, bao gồm toàn bộ các môn khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện của con người trên thế giới. “Nhân văn” hay còn được gọi là “nhân văn học” là các ngành chủ yếu nghiên cứu chủ yếu về văn hóa con người thông qua các phương pháp chủ yếu là phân tích, lập luận, hoặc suy đoán, và có thêm yếu tố lịch sử trong đó. Điều này cũng cho thấy sự khác biệt với những cách tiếp cận chủ yếu dựa trên thực nghiệm của các ngành khoa học tự nhiên.
Ngành xã hội và nhân văn gồm những ngành nào?
Khoa học xã hội và nhân văn được chia thành nhiều chuyên ngành nhỏ bao gồm:
- Ngành tâm lý học
- Ngành kinh tế học
- Ngành khoa học chính trị
- Ngành xã hội học và nhân học
- Ngành ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài
- Ngành ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
- Ngành địa lý học
- Các ngành nhân văn khác như triết học, lịch sử,...
Cơ hội việc làm của các ngành xã hội và nhân văn
Câu hỏi mà nhiều học sinh, sinh viên thậm chí là nhiều bậc phụ huynh đặt ra là sau khi tốt nghiệp các ngành của khối xã hội và nhân văn thì sẽ làm gì và cơ hội việc làm của khối ngành này có cao không?
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM cho biết: “Nhóm ngành khoa học xã hội - nhân văn là 1 trong 9 ngành thu hút nhiều lao động nhất tại TP HCM trong giai đoạn 2014 - 2015 và xu hướng đến năm 2020 - 2025. Từ đây đến năm 2025, mỗi năm nhóm ngành này tuyển 8.100 người. Mức lương không hề thua kém các ngành khác”.
Thực tế, rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ các ngành khoa học xã hội và nhân văn đã rất thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó có thể là những công việc phù hợp với đúng chuyên ngành đã học hoặc có thể trái ngành nhưng vẫn áp dụng những kiến thức đã được giảng dạy. Những kiến thức ấy có thể là hành trang vững chắc giúp các bạn xây dựng sự nghiệp phát triển. Có nhiều bạn học xã hội nhân văn nhưng vẫn trở thành giám đốc tại các công ty truyền thông, khách sạn nổi tiếng, có nhiều mối quan hệ ngoài xã hội,…Do đó, có thể thấy, cơ hội mở ra với sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn là vô cùng lớn và do chính các bạn tạo ra, duy trì, phát triển.
Ngoài ra, để làm được điều đó, các bạn học sinh, sinh viên bên cạnh việc học tập chăm chỉ, rèn luyện tại trường thì cũng nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa về văn hoá, xã hội để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, phục vụ cho công việc sau này tốt hơn.
Với thế mạnh là được đào tạo những kiến thức chuyên sâu, nền tảng tốt nên sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn sẽ có rất nhiều cơ hội để lựa chọn. Đặc biệt, với xu thế việc làm tăng ngày càng mạnh hiện nay, những sinh viên năng động, kiến thức và kĩ năng vững, mạnh sẽ hoàn toàn không khó để kiếm được một công việc phù hợp và thành công.
Mức lương ngành khoa học xã hội và nhân văn
Chia sẻ về mức lương có cao hay không sau khi học ngành khoa học xã hội, ThS. Nguyễn Thảo Chi, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh cho biết, nhà tuyển dụng không xem ngành bạn học có “hot” hay không mà dựa vào năng lực, thái độ cầu thị, sự cống hiến khi bước vào công việc. Theo đó, chỉ có người “hot” chứ không có ngành “hot”.
“Để có một công việc như ý, các sinh viên phải phát hiện được bản thân có năng lực và lợi thế gì, phải tìm hiểu thật kỹ về các ngành mình muốn lựa chọn. Điều quan trọng nhất ở một thời đại đa phương tiện là người làm không nhất thiết chỉ biết làm đúng theo những gì đã học trong ngành. Trên cơ sở nhu cầu lao động, cơ hội rộng hơn sẽ đến với các khối ngành xã hội nhân văn. Bởi khi người học có nhiều kiến thức tổng hợp, có tư duy liên ngành, tính thích ứng linh hoạt cao, có kỹ năng xây dựng các mối quan hệ tốt thì cơ hội việc làm, mức lương tốt và sự nghiệp sẽ cao hơn”, ThS. Nguyễn Thảo Chi phân tích.
Như vậy, có thế thấy, mức lương cao hay không hầu hết đều phụ thuộc vào năng lực và đóng góp của bạn đối với công việc. Nếu bạn làm tốt, có năng lực tốt, mức lương sẽ tương đối lớn phù hợp với công sức bạn bỏ ra. Ngoài ra, nếu bạn còn thiếu kinh nghiệm, cần học hỏi thêm để phát triển thì mức lương cũng sẽ được trả đúng với sức lao động của bạn.
Chính vì vậy, để có một mức lương tốt, bạn cần trau dồi cả kiến thức lẫn kĩ năng cùng một thái độ cầu thị và cống hiến hết mình. Tin rằng, nếu bạn cố gắng, nỗ lực, bạn sẽ nhận được những thành quả xứng đáng.
Có thể thấy, khoa học xã hội và nhân văn là một trong những tổ hợp với đa dạng các chuyên ngành cho các bạn học sinh, sinh viên lựa chọn cùng cơ hội việc làm đầy triển vọng và một mức lương phù hợp với năng suất bạn bỏ ra. Nếu định theo đuổi các ngành khoa học xã hội và nhân văn, bạn cần tìm hiểu và xác định rõ lộ trình học tập, làm việc để thành công trong tương lai.
Cùng tìm hiểu thêm về ngành này trong cuốn sách "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì" ở dưới nhé. Cuốn sách là tập hợp 19 bài viết chứa đựng những chia sẻ giản dị và gần gũi của tác giả - những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến ngành Xã Hội Nhân Văn: nhà báo; doanh nhân; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...
Sách Người trong muôn nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì?
Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì?
Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì? Theo định nghĩa từ tổ chức UK Research and Innovation (UKRI), khoa học xã hội (social science) là nghiên cứu về xã hội, cách thức con người cư xử và tạo ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.
Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?
Thực tế, Ngành Xã hội Nhân văn đang ngày một khẳng định vai trò của mình khi thế giới phát triển, kéo theo hàng loạt các vấn đề leo thang: xung đột văn hóa, con người rệu rã trong áp lực, khủng hoảng bản sắc cá nhân, phát sinh các vấn đề sức khỏe tinh thần,... nhu cầu thấu hiểu bản thân và các mối quan hệ ngày một nâng cao. Như vậy, ngành Xã Hội Nhân Văn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới với đa dạng các ngành nghề: nhà báo; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...
Viết bình luận
Bình luận