Ngành xã hội và nhân văn ra trường làm gì?

Ngành xã hội và nhân văn ra trường làm gì?

Xã hội và nhân văn là khối học có lẽ đã rất quen thuộc đối với các bạn học sinh, sinh viên bên cạnh khối học khoa học tự nhiên. Câu hỏi mà các bạn quan tâm nhất khi theo học ngành này có lẽ chính là học xong ra trường sẽ làm gì? Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu xem cơ hội nghề nghiệp cho ngành xã hội và nhân văn sẽ ra sao nhé.

Ngành xã hội nhân văn là gì?

Nhân văn còn có tên gọi khác là nhân văn học được hiểu nhân có nghĩa là người, văn trong văn hóa. Do vậy, nhân văn là ngành học nghiên cứu về văn hóa của con người và sử dụng các phương pháp như lập luận, phân tích, suy đoán và có những yếu tố lịch sử. Đây cũng là điểm khác biệt so với cách tiếp cận chủ yếu dựa trên thực nghiệm của các ngành khoa học tự nhiên.

Có thể nói, xã hội nhân văn là một lĩnh vực rất rộng lớn. Nó bao gồm các môn khoa học nghiên cứu về các phương diện của con người trong thế giới.

Ngành xã hội và nhân văn gồm những ngành nào?

Xã hội và nhân văn là một lĩnh vực rộng lớn và đa dạng. Những ngành tiêu biểu trong ngành xã hội và nhân văn có thể kể đến như:

  • Nhân chủng học

  • Xã hội học

  • Tâm lý học xã hội

  • Khoa học chính trị

  • Kinh tế (Khoa học kinh doanh và quản trị)

  • Địa lý Kinh tế xã hội

  • Giáo dục - phát triển nguồn nhân lực

  • Lịch sử

  • Luật học

Ngành xã hội và nhân văn ra trường làm gì?

Dưới đây là một số ngành học và công việc tiêu biểu sau khi tốt nghiệp ngành xã hội và nhân văn mà bạn có thể tham khảo:

Ngành báo chí truyền thông

​​Hiện nay, nhu cầu tìm hiểu thông tin của mọi người ngày càng lớn. Nhất là những thông tin thời sự nóng hổi được cập nhật trên mạng internet. Từ đó, số lượng các cơ quan báo chí, tòa soạn, trang thông tin điện tử cũng phát triển và nở rộ.

Đi cùng với lợi ích của nó là cơ hội nghề nghiệp của ngành báo chí truyền thông ngày càng được mở rộng hơn đối với các bạn sinh viên. Hơn nữa, các công ty, đơn vị muốn được khách hàng biết đến và tăng lợi nhuận doanh thu thì đều chú trọng đến truyền thông nên nhu cầu nhân lực là rất lớn.

Các bạn sinh viên ngành báo chí truyền thông đều rất năng động và giao tiếp ngôn ngữ giỏi. Vì thế, có thể làm trong các vị trí như: biên tập viên, phóng viên, mc, đạo diễn, …. tại các toà soạn, công ty giải trí, truyền thông, đài phát hành.

Ngành marketing quảng cáo

Theo nghiên cứu cho thấy, hiện nay có tới 50% các thông tin tuyển dụng tại Việt Nam đang hướng đến các ngành Marketing và con số này ngày một tăng lên, các doanh nghiệp đang ra sức tìm kiếm những chuyên gia về lĩnh vực Marketing có những ý tưởng sáng tạo, độc đáo cùng chiến dịch quảng cáo tốt, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Với những kiến thức đã học, sau khi tốt nghiệp ngành quảng cáo - marketing, các bạn học sinh, sinh viên có thể làm việc tại một số vị trí như: Nghiên cứu thị trường, chuyên viên chăm sóc khách hàng, quảng cáo và quan hệ công chúng,… Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể trở thành giảng viên đại học hoặc các chuyên gia nghiên cứu.

Ngành luật

Bất kì các tổ chức kinh doanh nào khi muốn hoạt động cũng phải tuân theo những quy định của pháp luật. Do vậy, ngoài việc làm nhà nước thì bạn có thể xin làm tại các công ty doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Đây là một ngành đặc thù nhưng nếu bạn học thêm văn bằng 2 là quản trị kinh doanh thi vẫn có thể kinh doanh bởi hai ngành này đều bổ trợ cho nhau trong quá trình làm việc.

Ngành quản trị du lịch và lữ hành

Mỗi đất nước, mỗi vùng miền đều có các đặc tính, tập quán khác nhau. Do vậy mà người học ngành du lịch cũng phải hiểu về con người cũng như xã hội và những đặc điểm đặt chân trên thế giới.

Khi đời sống tinh thần được nâng cao thì con người không còn quá đề cao vật chất mà có xu hướng thỏa mãn về mặt tinh thần. Bởi vậy mà ngành du lịch ngày càng phát triển. 

Sinh viên học ngành du lịch có thể làm ở các vị trí như: hướng dẫn viên du lịch, nhân viên kinh doanh tour du lịch, điều hành và quản lý tour du lịch, lễ tân hoặc giảng viên trông các trường cao đẳng, đại học về du lịch.

​​Tâm lý học

Tham quan vào ngành học này, các bạn được đào tạo không chỉ kiến thức mà cả kĩ năng thực hành tâm lý học như chẩn đoán, trị liệu, tham vấn tâm lý…, để trở thành một nhà nghiên cứu hoặc chuyên gia thực hành tâm lí chuyên nghiệp.

Khi tốt nghiệp bạn có nhiều cơ hội việc làm tại các bệnh viện, trường học, trung tâm nghiên cứu hoặc các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội.

Ngoài ra bạn có nhiều cơ hội để nhận các học bổng đào tạo ở bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

Cơ hội việc làm ngành xã hội và nhân văn

Có thể thấy, học các ngành của khối xã hội và nhân văn đều có cơ hội làm việc vô cùng rộng mở. Đặc biệt, khi học khối ngành này, bạn có thể chuyển đổi sang làm việc ở các lĩnh vực liên quan một cách khá dễ dàng. Theo đó:

Các sinh viên học ngành chính trị, lịch sử, triết học sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc trong Nhà nước. Vi học về truyền thống, phong tục của người Việt Nam kết hợp với những kiến thức hiện đại sẽ giúp người học có định hướng và hiểu biết đúng đắn về con đường phát triển dân tộc.

Hơn nữa, Việt Nam ngày càng hội nhập và mở cửa quốc tế. Trong đó, nước ta lại là thành viên của ASEAN trên các lĩnh vực du lịch và lữ hành, vì vậy sẽ thu hút được lao động từ các khu vực Đông Nam Á đến Việt Nam làm việc.  Do vậy, ngành này cũng có khá nhiều cạnh tranh. Sinh viên theo học ngành du lịch ra có thể làm hướng dẫn viên du lịch, quản lý hoạch định, nhân viên điều hành hoặc định hình chính sách phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhận định ngành tâm lý học là ngành có rất nhiều triển vọng và cơ hội phát triển sau này. Sinh viên được tiếp cận với chuyên ngành tâm lý học lâm sàng hay tâm lý học kinh doanh có thể hỗ trợ được doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến thi trường lao động, nhân sự, tâm lý khách hàng,..

Như vậy, cơ hội làm việc của ngành xã hội và nhân văn có thể thấy là rất rộng mở. Tuy nhiên, khi học ngành này cần rất nhiều kỹ năng và thực hành chuyên nghiệp, không chỉ đơn thuần là ngồi một chỗ và chỉ làm các công tác nghiên cứu xã hội như mọi người vẫn tưởng.

Do vậy, khi quyết định lựa chọn ngành xã hội và nhân văn để theo học, các bạn cũng không nên dựa theo trào lưu. Hãy đánh giá khả năng và sự đam mê đối với các ngành học để có nước đi đúng đắn và thành công.

Cùng tìm hiểu thêm về ngành này trong cuốn sách "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì" ở dưới nhé. Cuốn sách là tập hợp 19 bài viết chứa đựng những chia sẻ giản dị và gần gũi của tác giả - những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến ngành Xã Hội Nhân Văn: nhà báo; doanh nhân; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...

Sách Người trong muôn nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì?

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì?

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì? Theo định nghĩa từ tổ chức UK Research and Innovation (UKRI), khoa học xã hội (social science) là nghiên cứu về xã hội, cách thức con người cư xử và tạo ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.

Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?

Thực tế, Ngành Xã hội Nhân văn đang ngày một khẳng định vai trò của mình khi thế giới phát triển, kéo theo hàng loạt các vấn đề leo thang: xung đột văn hóa, con người rệu rã trong áp lực, khủng hoảng bản sắc cá nhân, phát sinh các vấn đề sức khỏe tinh thần,... nhu cầu thấu hiểu bản thân và các mối quan hệ ngày một nâng cao. Như vậy, ngành Xã Hội Nhân Văn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới với đa dạng các ngành nghề: nhà báo; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...

← Bài trước Bài sau →

Bình luận