Báo Chí có gì?

Báo Chí có gì?

Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, thông tin là điều cần thiết để mỗi người nắm bắt và tiếp diễn cuộc sống. Báo chí là một nhánh nhỏ của truyền thông giúp cung cấp thông tin đến tất cả mọi người. Đặc biệt, nó còn được coi là quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp. Với tầm quan trọng và ảnh hưởng như vậy, ngành báo chí hiện nay đang được nhiều bạn quan tâm và mong muốn thử sức. Vậy, ngành báo chí có gì?

Ngành báo chí là gì?

Ngành báo chí (Journalism) là một ngành khoa học xã hội đào tạo kiến thức về phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tế. Hiểu một cách đơn giản, báo chí chính là lĩnh vực chuyên cung cấp thông tin đến công chúng.

Báo chí có thể chia thành các loại hình bao gồm:  báo in (báo viết); báo hình (truyền hình, thông tấn, báo ảnh); báo điện tử và báo nói (phát thanh). Mỗi loại hình báo chí sẽ đảm nhiệm những vai trò nhất định, tuy nhiên loại hình báo chí nào cũng mang những vai trò, chức năng chung là chuyển tải thông tin đến công chúng, đều có tính công khai, tính thời sự, tính tương tác, tính đa dạng, tính định kỳ… Tuỳ đặc điểm riêng của từng thể loại mà sẽ ưu tiên các tính năng để phát huy tốt được vai trò của thể loại báo đó.

Hiện nay, báo chí là phương tiện truyền thông không thể thiếu trong cuộc sống của con người. 

Ngành báo chí thi khối nào?

Hầu hết ngành báo chí các trường đều sử dụng hai tổ hợp chính là khối C (Văn, Sử, Địa) và khối D (Toán, Văn, Anh) để xét tuyển. Trong đó, Văn luôn là môn bắt buộc, tùy vào mục tiêu đào tạo và tiêu chí xét tuyển, mỗi trường có thể sử dụng các tổ hợp mở rộng từ hai tổ hợp chính này. Một số khối thi thường sử dụng:

  • C03: Văn – Toán – Sử
  • C04: Văn – Toán – Địa
  • D01: Văn – Toán – Anh
  • D04: Văn – Toán – Trung
  • D14: Văn – Sử – Anh
  • D78: Văn – Khoa học xã hội – Anh

Bên cạnh đó, một số trường sẽ có cách xây dựng tổ hợp xét tuyển riêng, chẳng hạn Học viện Báo chí và Tuyên Truyền sử dụng các tổ hợp bài thi/môn thi sau để xét tuyển:

  • R05: Văn – Năng khiếu báo chí – Anh
  • R06: Văn – Năng khiếu báo chí – Khoa học tự nhiên
  • R07: Văn – Năng khiếu ảnh báo chí – Toán
  • R08: Văn – Năng khiếu ảnh báo chí – Anh
  • R09: Văn – Năng khiếu ảnh báo chí – Khoa học tự nhiên

Ngành báo chí học trường nào?

Là một trong những ngành “hot" được quan tâm nên có rất nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành báo chí. Từ Bắc vào Nam, từ trường dân lập đến công lập, với phổ điểm trúng tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều lựa chọn khi muốn theo học ngành này. Dưới đây là một số ngôi trường bạn có thể tham khảo:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền: là ngôi trường hàng đầu cả nước về chất lượng đào tạo báo chí, phát thanh, truyền hình. Hiện nay, Học viên đang đào tạo 42 chương trình trình độ đại học được chia thành 4 nhóm chính, riêng báo chí được xếp nhóm 1 bao gồm 8 chuyên ngành: Báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử, báo truyền hình chất lượng cao, báo mạng điện tử chất lượng cao, ảnh báo chí và quay phim truyền hình.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên tâm huyết, chất lượng đã giúp ngôi trường này trở thành một trong những địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực báo chí chất lượng cao của cả nước. Sau hơn 25 thành lập và phát triển, báo chí và truyền thông là ngành đào tạo hàng đầu của trường với tỉ lệ chọi rất cao. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có nền tảng lý thuyết chuyên sâu, nắm vững kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế để áp dụng vào công việc thực tế.

Đại học Văn hoá Hà Nội: Ngành báo chí tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội mới được thành lập vào năm 2015, là một ngành khá mới so với các ngành đào tạo khác của trường nhưng với nỗ lực và cải tiến cả về chất lượng đội ngũ giảng viên cũng như hệ thống giáo trình mới nhất, đây cũng được coi là một địa điểm nổi bật trong đào tạo thế hệ báo chí tương lai.

Đại học Huế: Được thành lập vào tháng 3/1957, Đại học Huế trở thành địa chỉ đáng tin cậy của với những cá nhân mong muốn được theo đuổi ngành báo chí. Tại đây, sinh viên được giảng dạy theo một quy trình tiêu chuẩn bắt đầu từ kiến thức giáo dục đại cương: học phần lý luận chính trị, học phần khoa học xã hội và nhân văn đến các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp như kỹ năng báo chí, truyền thông đại chúng, đạo đức nghề nghiệp nhà báo, sản xuất các sản phẩm báo in, báo mạng,… Cùng với đó, Đại học Huế có đội ngũ giảng viên, giáo sư, phó giáo sư hàng đầu khu vực miền Trung – Tây Nguyên tận tâm, giảng dạy cho sinh viên nhiều kiến thức bổ ích nhất.

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh: Khoa Báo chí và Truyền thông của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được đánh giá là địa chỉ đào tạo về báo chí uy tín nhất khu vực phía nam, thu hút hàng ngàn sinh viên theo học mỗi năm nhờ đội ngũ giảng viên chất lượng, môi trường đào tạo năng động giúp sinh viên thỏa sức sáng tạo, thể hiện tài năng.

Ngành báo chí làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Báo chí có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn với mức thu nhập khá cao. Sau khi ra trường, các bạn sẽ làm việc tại các cơ quan báo chí, tạp chí, cơ quan truyền thông, đài truyền hình Việt Nam, đài tiếng nói Việt Nam, doanh nghiệp, công ty ngoài Nhà nước... cụ thể:

  • Phóng viên, cộng tác viên tại các tòa soạn báo và các báo mạng.
     
  • Phóng viên thường trú: Tại các tỉnh, địa phương trên cả nước hay thường trú nước ngoài, chuyên đưa tin, bài, thông tin mới nhất về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, du lịch tại địa điểm công tác về trụ sở thông tin.
     
  • Biên tập viên chuyên mục tại cơ quan báo chí như: Biên tập chuyên mục du lịch, mục giải trí, mục pháp luật, mục văn hóa xã hội, kinh tế... chuyên biên tập bài viết của các phóng viên, cộng tác viên.
     
  • Biên tập viên truyền thông: Phụ trách biên tập bài viết, lên kịch bản cho quay phim, đăng bài lên website, đọc off, đọc dẫn, dẫn chương trình, diễn viên...
     
  • Chuyên viên viết bài cho các công ty, doanh nghiệp, viết bài đăng tải website, blog, Fanpage, hay bài đăng báo, tạp chí...
     
  • Làm việc tại các đài phát thanh, truyền hình cấp địa phương như quận, huyện, thị xã, thị trấn, …

Ngành báo chí lương bao nhiêu?

Mức lương của ngành báo chí tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm làm việc và đơn vị nơi bạn công tác. Ví dụ:

Cộng tác viên báo chí: Tùy theo chủ đề, độ dài và chất lượng bài viết bạn có thể nhận mức nhuận bút rơi vào khoảng 50.000 đến 1.000.000 đồng cho bài viết có nội dung chất lượng cao, yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu.

Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, phụ thuộc vào việc ngành báo chí học trường nào, ở khu vực miền Bắc hay miền Nam thì mức lương sẽ dao động vào khoảng 5 – 7 triệu đồng/tháng.

Nếu bạn có kinh nghiệm và làm việc tại cơ quan truyền thông lớn mức lương của bạn sẽ được thỏa thuận dựa theo năng lực, và thường rơi vào khoảng 12 triệu đồng/tháng trở lên.
Đặc biệt, khi bạn có cơ hội làm việc tại thị trường báo chí nước ngoài, mức thu nhập hàng năm của bạn có thể lên đến hàng chục ngàn đô một năm.

Tất nhiên, những con số nêu trên chỉ là tương đối, vì nó còn phụ thuộc nhiều vào năng lực và cơ hội nghề nghiệp mà bạn nắm bắt. 

Có thể thấy, báo chí là một trong những ngành “hot" hiện nay với vô số cơ hội việc làm và mức thu nhập hấp dẫn. Những bạn yêu thích và đam mê ngành này cần xác định lộ trình học tập và phát triển rõ ràng để gặt hái được những thành công trong tương lai.

 "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì" là tập hợp 19 bài viết chứa đựng những chia sẻ giản dị và gần gũi của tác giả - những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến ngành Xã hội và Nhân văn: nhà báo; doanh nhân; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao... Cùng tìm hiểu thêm về ngành này trong cuốn sách tại đây nhé.

Sách Người trong muôn nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì? – Spiderum Store

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì?

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì? Theo định nghĩa từ tổ chức UK Research and Innovation (UKRI), khoa học xã hội (social science) là nghiên cứu về xã hội, cách thức con người cư xử và tạo ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.

Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?

Thực tế, Ngành Xã hội Nhân văn đang ngày một khẳng định vai trò của mình khi thế giới phát triển, kéo theo hàng loạt các vấn đề leo thang: xung đột văn hóa, con người rệu rã trong áp lực, khủng hoảng bản sắc cá nhân, phát sinh các vấn đề sức khỏe tinh thần,... nhu cầu thấu hiểu bản thân và các mối quan hệ ngày một nâng cao. Như vậy, ngành Xã Hội Nhân Văn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới với đa dạng các ngành nghề: nhà báo; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...

← Bài trước Bài sau →

Bình luận

Tressa 28/05/2024

It's amazing iin favor of me to have a web page,
which is valuable inn support of my experience.

thanks admin

Feel free to visit my web site :: vavadaonline.Mystrikingly.Com