Ngành Luật có gì? - Người Trong Muôn Nghề

Ngành Luật có gì? - Người Trong Muôn Nghề

Ngành Luật là một trong những ngành Xã hội và Nhân văn đang nhận được nhiều sự quan tâm của người trẻ. Vậy ngành Luật là gì? Gồm những chuyên ngành nào? Học trường nào và ra trường làm gì? Bài viết này sẽ đem đến cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành Luật thú vị này.

Ngành Luật là gì?

Luật là một ngành tương đối rộng. Hiểu một cách đơn giản, ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. 

Học ngành Luật, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về pháp luật. Tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành mà bạn sẽ được trang bị kiến thức khác nhau. Ví dụ, học luật dân sự, bạn sẽ được trang bị thêm những kiến thức về quan hệ pháp luật dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình.

Ngành Luật gồm những chuyên ngành nào?

Ở các trường Đại học, ngành Luật thường được phân thành một số chuyên ngành như: Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Thương mại, Luật Kinh tế, Luật Nhà nước, Luật Tài chính, Luật Đất đai, Luật Hành chính, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Quốc tế…

​​Tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành mà bạn sẽ được trang bị các kiến thức khác nhau. Vì vậy, các bạn có ý định theo học ngành này cần cân nhắc xác định kỹ để lựa chọn đúng chuyên ngành mình mong muốn theo đuổi.

Ngành Luật thi khối nào?

Theo thống kê, hiện có đến hơn 50 trường đại học trên cả nước có chương trình đào tạo ngành Luật. Tuỳ vào mỗi trường và mỗi chuyên ngành sẽ có những quy định về khối thi và xét tuyển khác nhau. Tuy nhiên, một số khối thi chính cho ngành này có thể kể đến như:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01(Toán, Lý, Anh)
  • D01 (Văn, Toán, Anh)
  • D02 ( Văn, Toán, Tiếng Nga)
  • D03 (Văn, Toán, Tiếng Pháp)
  • D06 (Văn, Toán, Tiếng Nhật)
  • C00 (Văn, Sử, Địa)

Ngoài ra, còn một số khối xét tuyển khác ít được sử dụng hơn như: D78, D66. D96,....

Ngành Luật học trường nào?

Là một trong những ngành “hot" được quan tâm nên có rất nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành luật. Từ Bắc vào Nam, từ trường dân lập đến công lập, với phổ điểm trúng tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều lựa chọn khi muốn theo học ngành này. Dưới đây là một số ngôi trường bạn có thể tham khảo:

Đại học Luật Hà Nội

Đây là một trong số trường Đại học công lập ở Việt Nam có quy mô đào tạo về ngành Luật lớn và uy tín nhất tại Việt Nam.

Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Khoa Luật trường ĐHQG Hà Nội được biết đến là cơ sở đào tạo Luật đứng thứ 2 ở miền Bắc sau trường Đại học Luật Hà Nội. Đây là một trong các trường đào tạo ngành Luật bậc nhất hiện nay, chính vì vậy để trở thành sinh viên khoa Luật của ĐHQG Hà Nội, các bạn sinh viên cần phải vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức.

Đại học Kinh Tế – Luật – Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh

Đây là ngôi trường được thành lập vào năm 2000. Đây là cơ sở bậc đại học trực thuộc ĐHQG TP.HCM. Hiện nay trường có 8 khoa, trong đó có 2 khoa về Luật đó là Luật Kinh tế và Khoa Luật.

Đại học Luật TP Hồ Chí Minh

Là cơ sở đào tạo Luật tốt nhất ở phía Nam. Từ năm 2011-2012, nhà trường có 7 chuyên ngành đào tạo bao gồm: Luật Thương mại; Luật Dân sự; Luật Quốc tế; Luật Hình sự; Luật Hành chính; Quản trị – Luật; Anh văn Pháp lý

Trường Đại Học Luật Huế

Một trong những trường đại học đào tạo ngành Luật thuộc Top đầu nước ta hiện nay. Đây cũng là trường đại học công lập duy nhất tại khu vực miền Trung  và Tây Nguyên đào tạo chuyên ngành Luật cho cả trình độ Đại học và sau Đại học. Đối với ngành Luật, trường đào tạo 2 chuyên ngành Luật học và Luật Kinh tế.

Đại học Đông Á ở Đà Nẵng

Khoa Luật là một trong những khoa trẻ nhất tại trường ĐH Đông Á. Tuy nhiên cùng với sự phát triển vững mạnh của trường thì khoa Luật đang ngày càng thu hút rất nhiều các bạn trẻ. Hiện nay khoa Luật đang đào tạo chuyên ngành Luật Kinh tế – Một ngành học đầy triển vọng và phù hợp với xu hướng của thế giới.

Ngành Luật làm gì?

Công chứng viên

Là người tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng. Công chứng viên còn chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng, hồ sơ theo quy định pháp luật. Trong ngành luật, công chứng viên còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý.


Chuyên viên pháp lý

Là người giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp. Do đó, họ phải chuẩn nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý. Chuyên viên pháp lý phải thường xuyên gặp mặt, làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, phải cập nhật những thay đổi của quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.


Kiểm sát viên/Công tố viên

Kiểm sát viên hoặc công tố viên là người của cơ quan công tố. Công việc chính là điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử. Ngoài ra, họ có thể thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.


Luật sư

Hẳn là công việc được nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành luật. Bởi đây là công việc tiêu biểu và thể hiện rõ đặc thù của ngành luật. Công việc của luật sư sẽ bao gồm: Nghiên cứu, phân tích và soạn thảo các văn bản pháp lý theo phân công; tư vấn pháp lý, đại diện pháp luật cho các cá nhân hoặc tổ chức trong giải quyết tranh tụng…; thu thập chứng cứ cho quá trình kiện tụng; cung cấp hồ kiện tụng cho Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài; nghiên cứu ngành luật, cập nhật quy định pháp luật theo yêu cầu công việc; làm việc trực tiếp với khách hàng, doanh nghiệp hay các cơ quan pháp luật trong trường hợp cần thiết; đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật…


Thẩm phán

Đây là ước mơ lớn của rất nhiều sinh viên ngành luật. Đây là chức danh cao quý thuộc về những người có nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” bảo vệ công lý và thực thi pháp luật. Trở thành thẩm phán bạn sẽ nắm trong tay rất nhiều quyền lực, danh vọng và địa vị. Nhưng bạn cũng có trách nhiệm cao với công việc này.


Thư ký tòa án

Là công chức làm việc tại Tòa án. Nhiệm vụ là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ. Thư ký tòa án còn là người hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra còn nhiều vị trí công việc khác như: nhân viên pháp lý, giảng viên ngành luật, cố vấn pháp lý, ... cho bạn lựa chọn.

Ngành Luật lương bao nhiêu?

Để xác định được mức lương trong ngành Luật ta xác định dựa trên các yếu tố tính chất, vị trí công việc cũng như khả năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Ở vị trí luật sư sẽ được hưởng mức lương do văn phòng luật sư trả tùy vào năng lực và sự đóng góp của luật sư. Nhưng cam kết sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định dành cho ngành Luật.

Cụ thể mức lương trung bình của luật sư tại các văn phòng luật sư, hoặc các công ty tư nhân sẽ rơi vào khoảng 4 - 6 triệu đồng/ tháng cho các sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm. Khi đã có trên 3 năm kinh nghiệm thì mức lương sẽ giao động ở mức trên 10 triệu/tháng. Và cuối cùng khi đã có trên 5 năm kinh nghiệm, mức lương mỗi tháng sẽ giao động ở mức trên 15 triệu/tháng.

Tất nhiên, những con số nêu trên chỉ là tương đối, vì nó còn phụ thuộc nhiều vào năng lực và cơ hội nghề nghiệp mà bạn nắm bắt. 

Có thể thấy, Luật là một trong những ngành “hot" hiện nay với vô số cơ hội việc làm và mức thu nhập hấp dẫn. Những bạn yêu thích và đam mê ngành này cần xác định lộ trình học tập và phát triển rõ ràng để gặt hái được những thành công trong tương lai.

 "Người Trong Muôn Nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì" là tập hợp 19 bài viết chứa đựng những chia sẻ giản dị và gần gũi của tác giả - những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến ngành Xã hội và Nhân văn: nhà báo; doanh nhân; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao... Cùng tìm hiểu thêm về ngành này trong cuốn sách tại đây nhé.

Sách Người trong muôn nghề: Ngành Xã hội và Nhân văn có gì? – Spiderum Store

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì?

Ngành Xã Hội Nhân Văn là gì? Theo định nghĩa từ tổ chức UK Research and Innovation (UKRI), khoa học xã hội (social science) là nghiên cứu về xã hội, cách thức con người cư xử và tạo ảnh hưởng đến thế giới xung quanh.

Ngành Xã Hội Nhân Văn có gì?

Thực tế, Ngành Xã hội Nhân văn đang ngày một khẳng định vai trò của mình khi thế giới phát triển, kéo theo hàng loạt các vấn đề leo thang: xung đột văn hóa, con người rệu rã trong áp lực, khủng hoảng bản sắc cá nhân, phát sinh các vấn đề sức khỏe tinh thần,... nhu cầu thấu hiểu bản thân và các mối quan hệ ngày một nâng cao. Như vậy, ngành Xã Hội Nhân Văn sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới với đa dạng các ngành nghề: nhà báo; giáo viên; biên/phiên dịch; PR; ngoại giao...

 

← Bài trước Bài sau →

Bình luận