CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ PHẬT GIÁO

CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ VÀ PHẬT GIÁO

Chủ nghĩa Khắc Kỷ và Phật Giáo đều là những triết lý sâu sắc đã xuất hiện từ rất lâu đời nhưng cho tới nay hai triết lý này vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ, để lại những bài học quý giá cho hậu thế sau này. Nhìn chung, Chủ nghĩa Khắc Kỷ và Phật giáo có những nét tương đồng nhưng cũng có đôi nét khác biệt cho thấy sự đặc biệt khi chúng ta đưa ra so sánh.

Nguồn gốc Chủ nghĩa Khắc Kỷ và Phật giáo

Để tìm hiểu những điều tương đồng và những nét khác biệt, trước hết, chúng ta cần trở về với nguồn gốc của hai triết lý này.

- Chủ nghĩa Khắc Kỷ (Stoicism) là một trường phái triết học cổ đại được sáng lập bởi nhà triết học Zeno xứ Citium vào đầu thế kỷ thứ III Trước Công Nguyên. Sau đó trường phái này được kế thừa bởi ba trụ cột thời La Mã là Seneca, hoàng đế Marcus AureliusEpictetus.

+ Chủ Nghĩa Khắc kỷ được khai sinh với sứ mệnh trui rèn bản lĩnh và tinh thần của con người trước những áp lực và khổ đau trong cuộc sống. Trong một thế giới với những chênh vênh và đầy khủng hoảng, Chủ nghĩa Khắc kỷ sẽ giúp con người vững vàng đối mặt và tìm được sự bình thản trong tâm hồn, để không bị "cuốn theo chiều gió" trước vô vàn những cám dỗ và khó khăn của đời sống thường ngày. 

- Phật giáo hay Đạo Phật là một tôn giáo ra đời khoảng thế kỷ VI Trước Công Nguyên ở vùng Tây Bắc Ấn Độ. Đây là hệ thống triết học gồm các giáo lý, tư tưởng triết học đầy đủ về nhân sinh quan, thế giới quan cùng phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của nhân vật lịch sử có tên là Siddhartha Gautama dịch thuần Việt là Tất-đạt-đa Cồ-đàm.

+ Tất-đạt-đa Cồ-đàm (hiệu là Thích Ca Mâu Ni)một vị hoàng tử lúc mới sinh đến lúc xuất gia đều được bao bọc trong vòng tay của hoàng gia. Ngài cảm thấy bị sốc khi chứng kiến những đau khổ trong các chuyến du ngoạn ở ngoài bức tường thành của mình, nơi ngài chưa từng một lần đặt chân đến. Đức Phật tu tập, thiền định và sau đó đã đưa đến một kết luận rằng mọi sự khổ đau đều bắt nguồn từ dục vọng của con người. Mọi thứ trong cuộc đời này đều là tạm bợ và nếu con người cứ bám vào những thứ tạm bợ đấy thì nó sẽ sinh ra bất mãn trong con người ta. Những dục vọng của con người sẽ sinh ra nghiệp chướng, và điều này là một trong những yếu tố quyết định kết quả cho việc chúng ta đầu thai ở kiếp sau. Mục đích nền tảng của Phật giáoloại bỏ những sự chịu đựng và đạt đến cõi niết bàn, một trạng thái thuần khiết không dục vọng. 

Mặc dù Chủ nghĩa Khắc KỷPhật Giáo về mặt thời gian, địa lý đều cách rất xa nhau nhưng hai triết lý này đều được áp dụng để cải thiện cuộc sống và khiến chúng ta trở nên điềm tĩnh và thông thái hơn. 

Combo Sách Seneca: Những Bức Thư Đạo Đức Tập 1 + Tập 2

Những tương đồng và khác biệt giữa Chủ nghĩa Khắc Kỷ và Phật Giáo

Về mặt tương đồng của triết học Khắc Kỷ và Đạo Phật

- Tập trung vào cuộc sống hiện tại:

+ Đạo Phật không quan tâm đến Thượng đế hay linh hồn, cũng không quan tâm đến đời sống sau khi chết. Trọng tâm của Phật Giáo là con người, và mối tương quan giữa con người với con người trong kiếp sống hiện tại trên thế gian. Đồng thời, mọi người trên thế gian đều sống trong buồn phiền, khổ đau và thiếu thốn. Và tìm ra cách để trừ bỏ được sự khổ đau cho thế gian là mục đích độc nhất của Đạo Phật.

+ Việc nhận thức được sự hiện hữu của phiền não và chỉ dạy phương pháp giải trừ phiền não là nền móng và căn bản của Đạo Phật.

+ Chủ nghĩa Khắc Kỷ cũng khuyên chúng ta rằng con người nên tập trung vào từng khoảnh khắc hiện tại, giống như Phật Giáo. Như học giả khắc kỷ Patrick Usher đã từng bình luận trong “Stoicism Today Blog”, những lời dưới đây của Marcus Aurelius đã đồng tình với những Phật tử thực hành đạo Phật

“Từng giờ, từng phút bạn chú tâm vào việc mà bạn đang làm hãy làm chúng với phẩm giá, sự đồng cảm, lòng nhân từ và sự thoải mái của mình. Và bỏ qua một bên những suy nghĩ của kẻ khác. Bạn sẽ nhận lại được nó, nếu bạn coi như đó là lần cuối của mình…”

- “Đức hạnh” và “Dục vọng”

+ Trong triết học Khắc Kỷ, đức hạnh là thứ duy nhất tốt đẹp, trụy lạc là thứ duy nhất xấu xa. Bốn đức tính cốt yếu của Chủ nghĩa Khắc Kỷ gồm: “Thông thái”, “Công bằng”, “Dũng cảm” và “Kiềm chế”. Như triết gia Seneca đã từng viết trong lá thư thứ 76 của cuốn sách Chủ nghĩa Khắc Kỷ “Letters from a Stoic” rằng: "Bản thân đức hạnh là điều tốt đẹp duy nhất. Người kiêu hãnh bước đi hiên ngang giữa hai thái cực của vận mệnh, không mảy may để tâm đến cả hai."

+ Điều này tương tự đối với Phật giáo. Dục vọng là lý do đưa chúng ta đến với khổ đau. Tuy nhiên đối với người Phật tử, từ bỏ dục vọng thay vì lý trí là chìa khóa dẫn đến sự giác ngộ. 

- Cả những Phật tử và những nhà Khắc kỷ đều khuyến khích bạn không nên dành cả đời mình để tìm kiếm những thú vui trần tục. Có những thứ ý nghĩa hơn mà chúng ta nên theo đuổi như sự hoàn hảo của tâm trí. Sự gắn kết của chúng ta với những thứ trần tục là nguồn cơn cho sự chịu đựng của con người. Triết lý của Chủ nghĩa Khắc kỷPhật giáo con đường tốt nhất để con người đạt đến được sự độc lập từ hoàn cảnh sống và giúp chúng ta ổn định về mặt cảm xúc hơn.

Đôi nét khác biệt giữa triết học Khắc Kỷ và Đạo Phật

- Quan niệm về cái chết:

+ Phật Giáo cũng có những quan điểm về nghiệp chướng. Sau khi bạn chết đi và tái sinh ở một kiếp khác, kiếp sống đó tốt hay xấu là do chính những kết quả của việc bạn làm trong tiền kiếp.

+ Chủ nghĩa Khắc Kỷ không quá tin vào cái chết quá nhiều mà chỉ nhấn mạnh vào việc chấp nhận cái chết như một phần trọng trong tiến trình tự nhiên.

- Quan điểm về việc sát sinh:

+ Phật Giáo khác với trường phái triết học Khắc Kỷ ở chỗ lối sống Khắc Kỷ không gắt gao trong việc sát sinh động vật. Trong khi đó, Phật giáo coi việc cứu động vật khỏi việc giết chóc được coi như là sự chuyển nghiệp, tích đức.

- Một số quan điểm khác:

+ Quan niệm của Chủ nghĩa Khắc Kỷ về quan hệ tình dục sai trái là thứ chúng ta nên luyện tập kiềm chế và không bao giờ được nuông chiều bản thân quá mức. Ở Phật giáo, những vị sư phải tuân theo những điều luật nghiêm khắc hơn và nếu các vị sư phá vỡ những điều luật đấy có thể dẫn đến việc bị đuổi khỏi tu viện.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Marcus Aurelius, cũng như Chủ nghĩa Khắc Kỷ và các phương pháp sử dụng để thực hành triết học trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể tìm đọc cuốn sách "Suy tưởng" được dịch bởi Spiderum nhé.

sach-suy-tuong-marcus-aurelius

Sách Suy Tưởng - Marcus Aurelius


Đọc thêm:

Review sách: Suy tưởng - Marcus Aurelius

← Bài trước Bài sau →

Bình luận

Justin 15/02/2024

We're a bunch of volunteers annd starting a brand new
scheme in our community. Your site provided us with helpful
information to work on. You have done an impressive jjob and ouur entire neighborhood will be
thankful to you.

Here is my web blog Lavonne