7 Sự Thật Thú Vị Về Cuộc Đời và Thời Kỳ Cai Trị của Marcus Aurelius

7 Sự Thật Thú Vị Về Cuộc Đời và Thời Kỳ Cai Trị của Marcus Aurelius

Một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất của La Mã, Hoàng đế triết gia Marcus Aurelius Antoninus được coi là một nhà khắc kỷ kiểu mẫu, một đại diện lý tưởng về đức hạnh và tính kiên cường. Vì vậy, có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng Marcus Aurelius, tác giả của cuốn Meditations nổi tiếng, đã gần như dành cả thời kỳ cai trị của mình trên chiến trường. Xung đột với Parthia ở phía đông, các cuộc chiến tranh trên sông Rhine và sông Danube ở phía bắc, và một cuộc nổi dậy bạo lực từ một trong những thống đốc của mình, đã đe dọa đẩy La Mã vào tình trạng hỗn loạn.
 
Trên hết, một trận đại dịch chết người bùng phát đã cướp đi sinh mạng của anh trai và cũng là đồng hoàng đế với ông, Lucius Verus, làm suy yếu nền kinh tế của Đế quốc và làm suy kiệt quân đội. Chiến tranh đã theo Marcus Aurelius đến cuối cuộc đời của ông. Ông đã chết trong doanh trại quân đội khi đang vận động chống lại các bộ lạc phương bắc. Trong khi người kế vị của ông là Commodus không tuân theo tiền lệ do cha mình đặt ra, những nỗ lực của Marcus Aurelius đã củng cố khả năng phòng thủ của biên giới và đảm bảo sự ổn định của Đế quốc.
 

1. Marcus Aurelius được nhận vào nuôi trong một gia đình Hoàng tộc

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng Marcus Aurelius không phải là người được định sẵn để kế vị ngai vàng. Cha của ông, Marcus Annius Verus, xuất thân từ dòng dõi La Mã quý tộc và có thể tự hào về việc có các quan thượng nghị sĩ và lệnh trưởng trong số tổ tiên của mình. Tuy nhiên, ông không phải là thành viên của gia đình hoàng gia. Sau cái chết của cha, cậu bé ba tuổi được ông nội nhận nuôi - người có quan hệ thân cận với đương kim Hoàng đế Hadrian. Marcus lúc đó đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của hoàng đế, có lẽ là do địa vị cao của ông nội anh trong triều đình.
 
Từ đây mọi việc diễn ra nhanh chóng. Lúc sáu tuổi, Marcus được đưa vào hạng quý tộc đua ngựa, và khi 7 tuổi, hoàng đế đã giới thiệu Marcus vào học viện tôn giáo. Tuy nhiên, cậu bé vẫn còn quá nhỏ để được mặc áo tím - biểu tượng của quyền lực hoàng gia. Vinh dự đó được trao cho người chú Titus Aurelius Antoninus, người mà Hadrian cũng nhận nuôi. Tuy nhiên, Hadrian có những kế hoạch lớn lao cho cậu bé. Antoninus chỉ có thể lên ngôi nếu ông nhận Marcus và em nuôi của mình, Lucius Verus, làm người kế thừa.
 

2. Marcus Aurelius cùng cai trị với anh trai mình

Mặc dù Marcus Aurelius là một trong những hoàng đế La Mã nổi tiếng nhất nhưng ông không một mình cai trị Đế quốc. Khi vào năm 161 CN, hoàng đế Antoninus Pius qua đời, Marcus và Lucius Verus cùng kế vị ông. Lần đầu tiên trong lịch sử, Đế quốc La Mã có hai hoàng đế cai trị cùng lúc. Cả Marcus và Lucius đều nhận được một nền giáo dục tốt bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh, họ dành cả tuổi trẻ để đắm mình vào việc học. Trong khi Marcus Aurelius phát triển mối quan tâm sâu sắc đến triết học Khắc kỷ và các tác phẩm của Seneca, thì người em nuôi kém mười tuổi của ông lại nghiêng về thơ ca hơn.
 
Ban đầu, mọi thứ diễn ra rất suôn sẻ. Sự chuyển giao quyền lực hoàng đế đến hai anh em nuôi diễn ra một cách hòa bình, được đảm bảo bởi bằng một khoản thanh toán truyền thống cho lực lượng quân đội cận vệ Praetorian, các binh sĩ, và các sĩ quan của họ. Những tháng đầu tiên diễn ra khá yên ổn, cho phép Marcus đắm mình hoàn toàn vào triết học. Tuy nhiên, vào cuối năm đó, hai vị hoàng đế phải đối mặt với rắc rối đầu tiên trong số rất nhiều rắc rối sẽ giáng xuống triều đại của Marcus Aurelius. Năm tiếp theo, La Mã bước vào cuộc chiến với đối thủ hùng mạnh ở phía đông, Đế quốc Parthia. Trong khi Marcus ở lại La Mã, Lucius chỉ huy quân đội, lãnh đạo các đoàn quân trong suốt cuộc xung đột kéo dài năm năm.

marcus-aurelius-va-lucis-verus

Marcus Aurelius và Lucius Verus

 

3. Ông phải đối diện với đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử La Mã

Cuộc chiến với Parthia kết thúc với một chiến thắng của người La Mã. Lucius và quân đội của ông đem theo về La Mã những xe đầy vàng. Tuy nhiên, mà không ai trong số các hoàng đế và thần dân của họ biết, các binh sĩ chiến thắng cũng đã mang về một kẻ thù vô hình và chết người. Vào khoảng cuối những năm 160, một đại dịch chết người - được biết đến với tên gọi "Dịch bệnh Antonine" - đã tấn công La Mã, lan rộng nhanh chóng đến mọi ngóc ngách của đế quốc rộng lớn này. Sau đó, vào năm 169, Lucius Verus mắc bệnh và qua đời, nguyên nhân được cho là bởi dịch bệnh này. Marcus Aurelius giờ đây là hoàng đế duy nhất của Đế quốc La Mã. Thật không may cho vị vua triết gia, ông cũng thừa kế một tình trạng hỗn loạn.
 
Dịch bệnh Antonine (có lẽ là bệnh đậu mùa) đã tàn phá Đế quốc La Mã. Theo Cassius Dio, một nhân chứng đương thời, có đến 2,000 người chết hàng ngày tại La Mã. Các nhà sử học hiện đại tin rằng có 5 triệu người đã chết vì căn bệnh này, mặc dù con số có thể lên đến 7-10 triệu. Những tổn thất khổng lồ đã làm suy yếu Đế quốc La Mã, gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế và tàn phá quân đội của Đế quốc này. Ngay cả hoàng đế Marcus Aurelius cũng lâm bệnh, gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị, và đưa Đế quốc đến bờ vực của cuộc nội chiến.
 

4. Marcus Aurelius phải đối mặt với một cuộc nổi dậy nguy hiểm

Trong khi dịch bệnh đang hoành hành khắp Đế quốc La Mã, một tin đồn lan truyền rằng chính hoàng đế cũng đã qua đời. Rõ ràng lo sợ cho sự an toàn của Đế quốc, vào năm 175, thống đốc Ai Cập La Mã - Avidius Cassius - đã tự xưng là hoàng đế. Mặc dù Cassius sớm phát hiện ra rằng cái chết của hoàng đế chỉ là một tin đồn, ông vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình. Rốt cuộc, bây giờ ông trở thành một kẻ giả mạo đã cố gắng lật đổ chế độ. Luôn là một người theo chủ nghĩa Khắc kỷ, Marcus Aurelius bị suy sụp trước tin tức về sự phản bội của Cassius và cầu xin bạn mình hãy suy nghĩ lại về hành động của mình. Ông thậm chí còn ra lệnh cho quân của mình bắt Cassius và không được làm hại ông.
 
Nhưng Marcus không có được cơ hội này để thể hiện lòng nhân ái. Khi quân đội của ông chuẩn bị khởi hành đến Alexandria, tin tức về cái chết của Cassius đã lan đến triều đình. Một trung úy tên là Antonius đã đâm Cassius vào cổ và sau đó cắt đầu ông để dâng lên trước hoàng đế. Marcus Aurelius từ chối nhìn vào cái đầu và đã cho chôn cất nó. Ông cũng ra lệnh đốt cháy tất cả thư tín của Cassius. Mọi người đã ủng hộ kẻ âm mưu lật đổ đều được tha thứ. Sự rộng lượng của Marcus là kết quả của lối sống theo triết học khắc kỷ của ông. Trên thực tế, ông có nhiều vấn đề cấp bách hơn cần giải quyết. Cuộc nổi loạn của Cassius đã làm lạc hướng sự chú ý của ông khỏi một mối đe dọa thực sự - sự xâm lược của các bộ tộc ở phía Bắc.

avidius-cassius

Avidius Cassius

 

5. Mối đe dọa tồi tệ nhất mà La Mã từng đối mặt

Cùng lúc Lucius Verus đang trong cuộc chiến chống lại Parthia ở phía Đông và trong khi Dịch bệnh Antonine đang lan vào Đế quốc La Mã, rắc rối tiếp tục nảy sinh ở phía Bắc, phía sau các dòng sông lớn, Rhine và Danube. Sự xuất hiện của một số bộ tộc người (đáng chú ý nhất là người Goth) ở Trung Âu đã gây áp lực lên những người sống gần biên giới đế quốc. Một lần nữa, La Mã lại đang trong tình trạng chiến tranh. Chiến tranh Marcomannic là một loạt xung đột kéo dài được giao tranh giữa người La Mã và các bộ tộc Germanic khác nhau, bao gồm Chatti, Quadi, Sarmatians, và Marcomanni.
 
Trong giai đoạn đầu của xung đột, quân đoàn La Mã cố gắng để bảo vệ người Lime khỏi các cuộc tấn công của người Barbarian, nhưng sự gia tăng của các cuộc tấn công Barbarian cùng với việc quân đội đế quốc bị suy yếu do dịch bệnh đã dẫn đến một thảm họa. Năm 169, các chiến binh Germanic đã vượt qua sông Danube và dẫn tới một thất bại nặng nề cho người La Mã tại trận Carnuntum. Hơn 20,000 người La Mã đã thiệt mạng trong trận đánh, để lại con đường đến Ý rộng mở. Tiến vào thung lũng Po mà không gặp phải bất kỳ sự phản kháng nào, người Barbarian đã cướp bóc và phá hủy Opitergium (Oderzo), và bắt đầu vây hãm thành phố lớn của Ý là Aquileia. Chưa bao giờ kể từ thời Hannibal Barca, Rome lại chứng kiến một đội quân ngoại áp sát nhà đến vậy. Cuối cùng, Marcus Aurelius đã củng cố lại lực lượng La Mã và đẩy lùi kẻ thù. Đến cuối năm 171, các quân đoàn, dưới sự lãnh đạo cá nhân của hoàng đế, đã quản lý để khôi phục lại quyền kiểm soát biên thành Danube.
 

6. Một phép màu đã cứu Marcus Aurelius và đội quân của ông

Năm 172, cuộc chiến tiếp tục với một cuộc phản công của người La Mã. Marcus Aurelius được trao tước hiệu Germanicus, và các đồng tiền được đúc để kỷ niệm chiến thắng của ông. Tuy nhiên, cuộc chiến suýt chút nữa đi vào bế tắc. Trong khi tiến hành chiến dịch sâu trong lãnh thổ kẻ địch, Quân đoàn thứ Mười Hai, "Fulminata" ("Sấm sét"), phát hiện mình đang bị tấn công bởi một lực lượng Quadi lớn. Bị vây quanh và thiếu nước, quân đoàn đối mặt với việc bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên, khi thảm họa dường như không thể tránh khỏi, một cơn mưa dông đột ngột đã cứu nguy cho người La Mã. Trong khi các binh lính La Mã giải quyết được nhu cầu về nước của mình, sấm sét đã đánh vào người Quadi. Sự kiện "Phép Mầu Mưa" quan trọng đến mức nó được miêu tả trên Cột Aurelian, vẫn còn đứng ở Rome như một chứng nhân của chiến thắng vĩ đại.
 
Đến năm 174, cuộc chinh phục người Quadi đã hoàn tất và quân đội đế quốc đã đánh bại người Sarmatians vào năm sau. Cuối cùng, một hiệp ước thuận lợi với người Iazyges đã đem lại hòa bình. Khi vào năm 176, Marcus Aurelius trở về Rome để ăn mừng chiến thắng của mình, đây là lần đầu tiên ông nhìn thấy thủ đô trong suốt 8 năm. Tuy nhiên, vị hoàng đế học giả không được định mệnh để ở lại Rome quá lâu. Số phận đưa ông trở lại chiến trường một lần cuối cùng.

phep-mau-cuu-marcus-aurelius

 

7. Hoàng đế Marcus Aurelius qua đời trong một doanh trại quân đội

Marcus Aurelius đã dành phần lớn thời gian trị vì kéo dài hai mươi năm của mình cho chiến tranh.Thực tế, Suy tưởng - tác phẩm nổi tiếng nhất của hoàng đế về các nguyên tắc của triết lý khắc kỷ - được viết trong môi trường doanh trại quân đội. Ngoài việc lãnh đạo quân đội ra trận, hoàng đế đã làm mọi cách có thể để đảm bảo sự kế vị hoàng gia diễn ra một cách suôn sẻ và hoà bình. Sau khi Avidius Cassius thất bại trong việc giành quyền lực, hoàng đế đã đẩy nhanh việc thăng cấp cho con trai và người kế nhiệm của mình, Commodus. Vào năm 177, Marcus tuyên bố người kế nhiệm là Commodus Augustus. Từ đó, Commodus có cùng địa vị với cha mình, ít nhất là về mặt pháp lý, nếu không phải là thực tế. Commodus cũng được chỉ định làm quốc vụ, trở thành người trẻ tuổi nhất trong lịch sử La Mã giữ chức vụ uy tín này.

Trong ba năm tiếp theo, hoàng đế vượt qua sông Danube để chiến đấu với các bộ tộc nổi loạn trên lãnh thổ của họ. Sau một chiến thắng lớn khác trên các bộ lạc Barbarians, hoàng đế đã bị ốm. Vào năm 180, Marcus Aurelius, người cuối cùng trong số năm vị hoàng đế của Đế chế La Mã đã qua đời tại trụ sở quân đội của các quân đoàn Danubian tại Vindobona (Vienna ngày nay). Ông sau đó được hỏa táng, tro cốt của ông được đưa về Roma và được an táng tại Lăng mộ của Hadrian. Commodus chính thức trở thành hoàng đế của La Mã.

(Nguồn: TheCollector)

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về Marcus Aurelius, cũng như Chủ nghĩa Khắc Kỷ và các phương pháp sử dụng để thực hành triết học trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể tìm đọc cuốn sách "Suy tưởng" được dịch bởi Spiderum nhé.

sach-suy-tuong-marcus-aurelius

Sách Suy Tưởng - Marcus Aurelius


Đọc thêm:

10 nguyên tắc để trở nên khắc kỷ của Marcus Aurelius

← Bài trước Bài sau →

Bình luận

Francis 27/03/2024

Excellent website you have here but I was curious about if you knew of any dscussion boards that cover the same topics discussed here?
I'd really like to be a part of community where I can get opinions from other
knowledgeable people that share the same interest.
If you have any suggestions, please let me know.
Thank you!

Also visit mmy homepage; https://telegra.ph/Na-chto-nuzhno-smotret-chtoby-vybrat-onlajn-kazino-v-kotorom-budet-komfortno-igrat-12-22

Robin 20/03/2024

Good day! Would you mind if I share your blog with my facebook group?
There's a lot of people that I think would really
appreciate your content. Please let me know. Thank you

Also visit my homepage https://61C482F1F0A2E.Site123.me/