STOIC CHUẨN BỊ TÂM LÝ ĐI PHỎNG VẤN NHƯ THẾ NÀO?

STOIC CHUẨN BỊ TÂM LÝ ĐI PHỎNG VẤN NHƯ THẾ NÀO?

Theo mình thì vấn đề lớn nhất của interview là tâm lý. Vậy nên bạn sẽ thấy quá trình chuẩn bị của mình tập trung nhiều hơn vào ổn định tâm lý, trước khi thực sự đi đến những chuẩn bị về mặt nội dung.

Một thứ mà mình nghĩ không chỉ bản thân mình mà khá nhiều bạn cũng mắc phải, đó là khi nhận được lời mời interview, ta thường ngay lập tức lo lắng về nó mà quên mất rằng được chọn vào interview đã là 1 thắng lợi. Trong quá trình tìm hiểu chuẩn bị cho interview mình đọc được đoạn này, nên lưu lại và coi đọc lại nó là việc tiên quyết phải làm đầu tiên khi chuẩn bị cho bất cứ một interview nào. 

Một việc nữa mà mình làm để chuẩn bị tâm lý là viết hết những gì mình nghĩ về interview dưới dạng một cái note. Chắc ở đây không nói ai cũng biết tác dụng của viết lách đến khả năng suy nghĩ và kiểm soát cảm xúc rồi đúng không!

Cụ thể, 3 thứ mình thường viết trong note là:

1. Cảm ơn người ta đã cho mình cơ hội interview

Không đùa đâu mình viết thế thật đấy. Hơi dở người, mình biết, nhưng mình nghĩ khi viết ra lời cảm ơn thật lòng ấy, thái độ biết ơn khiến mình cảm thấy những việc chuẩn bị cho interview sau đó không còn nặng nề nữa mà như một thứ mình muốn làm vì mình trân trọng cơ hội họ trao cho mình.

2. Xác định lại thứ mình có thể kiểm soát và thứ mình không thể (một ví dụ về áp dụng Chủ nghĩa Khắc kỷ trong thực tế nhé)

Với interview, dễ dàng nhận thấy thứ ta có thể kiểm soát chỉ là chuẩn bị và cố gắng thể hiện một cách tốt nhất, trong khi thứ ta không thể kiểm soát là ấn tượng của họ về ta và quyết định tuyển dụng cuối cùng. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều trường hợp trong thực tế, quyết định tuyển dụng dựa trên những lý do trời ơi đất hỡi mà bạn hoàn toàn bất lực, ví như một người cực giỏi và dày dặn kinh nghiệm thật tình cờ lại apply cùng vị trí với bạn, hay người được chọn đến từ một công ty có thể có lợi cho sự phát triển của công ty bạn đang apply, hay trong một trường hợp lý do mình bị trượt offer là vì ông được chọn là ... tình nhân của ông chịu trách nhiệm tuyển dụng!!! 😐

Vì vậy, nhắc lại điều này cho mình một tâm thế vững vàng hơn rất nhiều (vì biết chắc những gì mình có thể làm được). Đồng thời, với nó, mình không sợ thất bại sẽ khiến bản thân thất vọng, mà thay vào đó có thể đúc rút kinh nghiệm từ interview rồi nhanh chóng quay lại với những bộ hồ sơ tiếp theo, điều mà mình nhận thấy ít người xin việc làm được.

3. Nhắc bản thân nhớ 1 điều quan trọng: 

Ngay cả nếu mình được offer thì đó có phải thực sự là thứ gì quá to tát hay không. Cái này giúp mình nhìn xa hơn 1 chút, vì ngay cả khi được offer, rõ ràng không có gì đảm bảo công việc ấy là hoàn hảo tốt đẹp (như mình nghĩ), hay chắc chắn mình sẽ thành công với nó. Mình cũng không biết giải thích rõ ràng vì sao, nhưng cái này không những khiến mình bình thản hơn nhiều khi đối mặt với interview, mà có lẽ vì chính nó mà mình chưa bao giờ thể hiện theo kiểu "Please I'm desperate. Please hire me - Làm ơn cho tôi công việc ấy tôi cầu xin đấy".

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về Marcus Aurelius, cũng như Chủ nghĩa Khắc Kỷ và các phương pháp sử dụng để thực hành triết học trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể tìm đọc cuốn sách "Suy tưởng" được dịch bởi Spiderum nhé.

sach-suy-tuong-marcus-aurelius

Sách Suy Tưởng - Marcus Aurelius

 


 

Đọc thêm:

Stoicism - Triết học khắc kỷ hay triết học của bản lĩnh và bình thản trong tâm hồn (P1)

Những điều cần biết về Chủ nghĩa Khắc Kỷ

SENECA - NHỮNG BỨC THƯ ĐẠO ĐỨC - 124 BÀI HỌC GIÁ TRỊ CHO CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY

← Bài trước Bài sau →

Bình luận